Trẻ sơ sinh phơi nắng đến mấy tháng thì ngừng?
Tắm nắng rất tốt cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, có đến 80% vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, chỉ có 20% còn lại tổng hợp từ nguồn thực phẩm và sữa mẹ. Ngoài ra những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm.
Trẻ sơ sinh phơi nắng đến mấy tháng thì ngừng?
Tuy nhiên, cho trẻ tắm nắng như thế nào là đúng cách và trẻ sơ sinh phơi nắng đến mấy tháng thì ngừng?
1. Lợi ích của việc cho trẻ phơi nắng
Thông thường các bà mẹ ở Việt Nam bao bọc con quá kỹ nên trẻ ích có cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sợ làm tổn thương đến làn da non nớt của con. Tuy nhiên, điều đó lại vô tình làm hạn chế sự phát triển vốn có của trẻ bởi những tia nắng có khả năng giúp trẻ tự tổng hợp vitamin D, làm xương và răng của bé chắc khỏe, trẻ phát triển ổn định. Tắm nắng cho trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
2. Trẻ phơi nắng đến mấy tháng thì ngừng
Không có cơ sở nào để giới hạn thời gian phơi nắng của trẻ do cơ thể chúng ta luôn cần Vitamin D trong suốt quá trình sống. Do đó, nếu mẹ không bận rộn vào buổi sáng và có thời gian chăm con thì nên cho trẻ phơi nắng thường xuyên mỗi ngày cho đến vài tuổi. Còn khi trẻ được 4 -5 tuổi, đã đến tuổi có thể tự đi lại, chạy nhảy, các mẹ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề tắm nắng cho trẻ, trong quá trình vận động đi lại trẻ đã tự tắm nắng cho mình.
3. Phơi nắng như thế nào cho an toàn và hiệu quả
Trong vòng từ 7-10 ngày sau khi sinh, trẻ đã có thể phơi nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D. Mẹ chỉ nên cho trẻ phơi nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều trong ngày. Thời gian từ 6 – 9 giờ là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu, thích hợp để giúp trẻ thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể, còn khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp trẻ hấp thụ can-xi và phốt pho tốt nhất, rất tốt cho sự phát triển xương.
Mặc khác khoảng thời gian từ 10-16 giờ là lúc tia cực tím cực mạnh trong ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng vì có thể tổn thương da của bé.
Nếu phơi nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên phơi nắng cho trẻ vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng thời gian từ 3-5 giờ chiều. Nếu phơi nắng vào buổi sáng trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do thời tiết lạnh hơn. Ngược lại thời điểm phơi nắng cho trẻ vào mùa hè nên ưu tiên vào lúc sáng sớm để ánh nắng không quá gắt.
4. Nên tắm nắng cho trẻ bao lâu là đủ
Ngoài việc lưu ý thời điểm phơi nắng an toàn cho trẻ, mẹ còn cần phải biết phơi nắng cho trẻ bao lâu là đủ. Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, thời gian phơi nắng có thể từ 10-30 phút/ ngày. Những ngày đầu, mẹ nên cho trẻ phơi nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút, những ngày tiếp theo mẹ nên tăng dần thời gian lên khoảng 20, 30 phút.
Mỗi đợt phơi nắng của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 10 ngày và ngừng 10-20 ngày rồi mới quay lại quy trình mới.
Còn với trẻ chưa đủ 1 tháng tuổi, thay vì đưa trẻ ra ngoài phơi nắng, mẹ có thể “phơi” trẻ gần cửa sổ lúc sáng sớm, phải mở cửa kính để da trẻ hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
5. Những điều cần chú ý khi cho trẻ phơi nắng
- Những ngày gió lớn không nên đưa trẻ ra ngoài mà nên chọn một góc kín gió nhưng vẫn có nắng để phơi nắng cho trẻ.
- Không để nắng rọi thẳng vào đầu, mắt và khuôn mặt của trẻ, nên che phần đầu trẻ và để hở nhiều da thịt khi cho trẻ phơi nắng.
- Trẻ sơ sinh nên được phơi nắng trong phòng, chú ý mở cửa sổ để đón nắng trực tiếp lên da, tắm nắng qua cửa kính không có tác dụng.
- Tránh đưa bé ra phơi nắng vào những ngày giao mùa để phòng trúng gió.
- Không đưa trẻ ra ngoài phơi nắng khi trẻ có vấn đề về mặt sức khỏe
- Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và lau sạch mồ hôi, nếu thời tiết nắng đẹp có thể tắm cho bé ngay sau đó 10 phút.
- Mặc đồ nhỏ gọn, hở nhiều da khi đưa bé đi tắm nắng.
6. Hướng dẫn cách phơi nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
- Giai đoạn chuẩn bị: Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của trẻ, chỉ nên cho bé trong bóng râm trong khoảng 10 phút, tăng thời gian lên 20 phút ở ngày thứ hai, 30 phút ở ngày thứ ba.
- Tắm nắng cho trẻ: Ngày thứ 4, cho trẻ mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt, phơi nắng 5 phút ở thân trước và 5 phút ở thân sau. Những ngày tiếp theo, cho trẻ mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, thời gian phơi nắng mỗi ngày tăng thêm 5 phút và không quá 30 phút/ ngày.
Xem thêm:
- 3 Bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
- Thói quen ăn uống là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em
- Phòng tránh táo bón ở trẻ em