Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột mấy ngày thì khỏi

Nếu không được trang bị các kiến thức cơ bản về bệnh để phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh là gì? Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột mấy ngày thì khỏi? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết để bố mẹ có thể phòng tránh và xử lý khi bé mắc bệnh này.

Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột mấy ngày thì khỏi Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột mấy ngày thì khỏi

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì? Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hoá của các bé sơ sinh chưa được phát triển toàn diện và đó cũng chính là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn hay virus xâm nhập hình thành nên các tổn thương và nhiễm khuẩn. Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột là khi hệ tiêu hóa của trẻ bị viêm nhiễm do vi khuẩn, gây nên tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hai vi khuẩn chính gây nên bệnh này đó là những vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn E.coli.

Một trong những con đường lây nhiễm chủ yếu là do sự tiếp xúc với những đồ vật không vệ sinh, nguồn thực phẩm đưa vào hệ tiêu hóa của bé không đảm bảo vệ sinh hoặc do chưa được nấu chín kỹ.

Nguồn nước dùng để chế biến thực phẩm cho bé bị ô nhiễm – Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột.

2. Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột, biểu hiện đầu tiên là sốt hoặc hạ thân nhiệt. Phản xạ với kích thích chậm, có biểu hiện co giật.

Bé quấy khóc, đau bụng dữ dội và có thêm triệu chứng sốt tùy theo mức độ có thể nặng hoặc nhẹ.

vicare.vn-tre-so-sinh-nhiem-khuan-duong-ruot-may-ngay-thi-khoi-body-1
Trẻ sơ sinh quấy khóc và sốt nhẹ là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng của từng người.

Khi trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ đi đại tiện với phân lỏng như nước có thể kèm theo chất nhầy như nước mũi và có lẫn bạch cầu trong đó khiến cho cơ thể thiếu nước, da xanh xao, người hốc hác. Trẻ đi ngoài nhiều kèm theo sốt cao

3. Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi

Đối với trường hợp nhẹ: Trẻ đi ngoài 2-3 lần/ ngày, không xuất hiện nhiều dấu hiệu mất nước, bạn có thể không cần đưa đến bệnh viện mà có thể điều trị cho bé tại nhà, thông thường từ 1-2 ngày (hoặc có thể lâu hơn vài ngày tùy vào mỗi trẻ) là khỏi.

Khi bệnh đã chuyển nặng, cần đưa bé đến ngay cơ sở ý tế khi xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy nhiều lần khoảng 5- 6 lần trong một giờ kèm theo sốt cao.
  • Phân kèm theo chất nhầy có lẫn máu hoặc phân chỉ toàn nước, không đi tiểu hoặc tiểu rất ít
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú, nôn mửa nhiều

Khi xét nghiệm và được chẩn đoán trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột, bác sỹ sẽ kê đơn, thông thường bao gồm kháng sinh và bù nước điện giải, kèm men tiêu hóa hỗ trợ. Trẻ sẽ cắt sốt và giảm tần suất đi tiêu phân lỏng. Nhưng để trẻ dứt hẳn tình trạng đi tiêu phân lỏng thì phải sau 6-10 ngày, tùy từng cơ thể từng trẻ.

Cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột:

  • Cung cấp đầy đủ sữa mẹ cho bé thường xuyên. Đặc biệt những loại trái cây như chuối, cam, nước dừa tươi chỉ thích hợp cho các bé trên 6 tháng tuổi.
  • Chia nhỏ bữa ăn của bé ra làm nhiều lần trong ngày nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
  • Làm mềm thức ăn để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa trong thời kỳ ruột còn non yếu.
vicare.vn-tre-so-sinh-nhiem-khuan-duong-ruot-may-ngay-thi-khoi-body-2
Khi bé bị nôn mửa nhiều cần được đưa đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời

Cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc đau bụng hay thuốc giảm đau cho bé khi chưa có sự chỉ dẫn nào từ bác sĩ.

4. Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ sơ sinh

  • Các thực phẩm khi chế biến cho trẻ cần đảm bảo nguồn gốc cũng như chất lượng, nấu chín kỹ những thức ăn có nguồn gốc từ các loại gia súc. Khi thức ăn đã để nguội cần hâm nóng lại để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
  • Trước khi cho bú, mẹ cần vệ sinh tay và núm vú sạch sẽ
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn nhất là trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ đủ bữa và đủ chất. Giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường sống của bé sạch sẽ.
  • Chất thải vật nuôi cần được xử lý và bảo quản ở xa nơi sinh sống và nguồn nước nhằm hạn chế mầm bệnh tấn công con người.
vicare.vn-tre-so-sinh-nhiem-khuan-duong-ruot-may-ngay-thi-khoi-body-3
Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm hay tiếp xúc với trẻ là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến hiện nay, tuy nhiên nếu tuân thủ đầy đủ các biện pháp vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày sẽ hạn chế được tỷ lệ gây bệnh ở mức thấp nhất, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh quai bị không?
  • Trẻ sơ sinh bị ho đờm kéo dài mẹ phải làm sao?
  • Tại sao trẻ vừa sinh ra đã nhận ra mẹ, qua những giác quan nào?