Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Ngủ là một trong những hoạt động chính của trẻ sơ sinh trong các tháng đầu tiên của cuộc đời vì giấc ngủ mang lại cho bé nhiều lợi ích sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất sau này.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Tuy nhiên, có một số trường hợp bé ngủ quá nhiều khiến mẹ không khỏi băn khoăn và lo lắng. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt hay không nhé.
1. Thời gian ngủ cần thiết của một trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ của bé thay đổi theo từng tháng tuổi. Cụ thể như sau:
- Khi 1 tháng tuổi: ban đêm khoảng 8 tiếng và 8 tiếng cho những giấc ngủ ngắn, không liên tục vào ban ngày. Tổng cộng là 16 tiếng/24h (một số trường hợp có thể nhiều hơn).
- Tới 3 tháng tuổi: 10 tiếng ban đêm và 5 tiếng ban ngày. Tổng cộng là 15 tiếng/24h.
- Lên 6 tháng tuổi: 11 tiếng ban đêm và 3,5 tiếng vào ban ngày. Tổng cộng là 14,5 tiếng /24h.2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là một hiện tượng khá phổ biến. Nhiều mẹ vẫn luôn lo lắng khi thấy bé ngủ nhiều, tuy nhiên, theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh ngủ nhiều không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân như:
Khi vừa sinh ra cho đến lúc 3 tháng tuổi, hầu như mọi thời gian của bé đều dành cho việc ngủ, bé chỉ thức dậy khi cảm thấy đói và muốn bú sữa. Do đó, các mẹ không cần phải lo lắng về việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều, đây là nhu cầu hoàn toàn bình thường của trẻ.
- Các nhà khoa học đã chứng minh trẻ sơ sinh lớn lên trong ngủ. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp não bé tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, nhờ đó bé sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh hơn. Ngủ cũng là quá trình cần thiết cho não bộ của bé phát triển và thông minh hơn.
Những giấc ngủ ngon là điều kiện cần thiết để giúp bé trở nên lanh lợi, hoạt bát hơn. Bên cạnh đó, việc đảm bảo giấc ngủ cho bé còn tăng cường khả năng miễn dịch cho bé, giúp chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải trong giai đoạn sơ sinh này. Ngược lại, việc trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bé, khiến bé chậm lớn và gây mệt mỏi cho các bà mẹ.