Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi người mẹ cần phải cẩn trọng và chú ý tới những thay đổi nhỏ nhất ở cơ thể bé bởi vì con rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Thường trẻ sơ sinh có những đặc điểm như da trắng mịn, hồng hào, môi đỏ chúm chím,... cho thấy các bé có sức khỏe và phát triển tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những trẻ sơ sinh bị môi thâm và khô.

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm? Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Điều này khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy biểu hiện trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm không và cách khắc phục tình trạng này như thế nào, HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây!

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô do những nguyên nhân nào?

  • Trong trường hợp bé bị lạnh, không được ủ ấm kịp thời cũng sẽ làm cho sắc tố môi bị nhợt nhạt, lâu dần sẽ bị thâm tím môi. Đối với tình huống này, mẹ chỉ cần mặc thêm quần áo để cơ thể bé ấm dần trở lại, sắc tố môi cũng sẽ bớt nhạt màu hoặc thâm tím.
  • Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều cũng khiến cho môi bị thâm tím và khô. Nếu sau khi bé ngừng khóc môi hồng hào trở lại thì không đáng ngại. Nhưng sắc môi bé vẫn bị thâm kèm các biểu hiện như: có màng nhầy ở lưỡi, da toàn thân tím tái, xanh xao, có hiện tượng khó thở, trẻ biếng ăn thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tim hoặc phổi của bé đang gặp vấn đề. Lúc này bố mẹ cần đưa con đi khám để xác định rõ nguyên nhân bệnh, tránh để biến chứng xấu xảy ra.
  • Trẻ sơ sinh môi thâm và khô còn là biểu hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Những trẻ thuộc nhóm sinh non, sinh ra nhẹ cân thường có xu hướng mắc bệnh này nhiều hơn những trẻ sinh ra đủ tháng. Mắc bệnh thiếu máu làm giảm số lượng hồng cầu trong máu, khiến cho sắc tố da kém hồng hào, vì vậy mà môi bé cũng sẽ bị nhạt màu hoặc thâm xỉn.
  • Khi trẻ đang bú mẹ nhưng sữa xuống quá nhiều khiến trẻ không bú kịp bị sặc, ho, nôn trớ, khóc cũng khiến cho môi trẻ bị thâm tím tái. Lúc này mẹ cần thay đổi tư thế nằm của con bằng cách kê đầu con cao hơn 1 chút, dùng hai ngón tay kẹp đầu ti để điều chỉnh lượng sữa tiết xuống.
  • Bé nằm trong phòng quá kín, thiếu oxy cũng khiến cho môi trẻ bị thâm tím tái. Bởi vậy mẹ cần chú ý phòng chỗ bé nằm phải luôn thông thoáng khí và sạch sẽ.
  • Trẻ sơ sinh môi bị khô có thể do bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ phòng, thời tiết, hoặc do cơ thể bé đang bị mất nước, thiếu vitamin B,...
HoiBenh.vn-tre-so-sinh-moi-tham-va-kho-co-phai-la-benh-ly-nguy-hiem-body-2
Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều cũng khiến cho môi bị thâm tím và khô

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Căn cứ vào những nguyên nhân khiến trẻ trơ sinh môi thâm và khô vừa liệt kê ở phía trên thì các mẹ có thể nhận biết được trong trường hợp nào thì đây là bệnh lý nguy hiểm rồi phải không?

Ngoại trừ các trường hợp trẻ sơ sinh môi thâm và khô do bị lạnh, quấy khóc nhiều, sặc sữa khi bú, nằm trong phòng thiếu oxy thì các trường hợp còn lại đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim và bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô do bệnh tim còn có thêm các biểu hiện đi kèm khác như: tím tái ở chân tay, bỏ bú. Hơi thở gấp, nhịp tim đập nhanh, người khó chịu quấy khóc, khi kích động có thể rơi vào hôn mê,... Trẻ sơ sinh bị bệnh tim có thể do di truyền từ mẹ sang con hoặc bị tim bẩm sinh. Nếu phát hiện thấy con có những dấu hiệu trên thì cha mẹ cần đưa con tới viện Nhi gần nhất để được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề.

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh cũng là một căn bệnh nguy hiểm. Để phát hiện chính xác con mình có bị mắc bệnh này không, cha mẹ có thể đưa bé đi làm xét nghiệm máu tại bệnh viện Nhi. Bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu điển hình là: trẻ môi thâm khô hoặc nhợt nhạt, da kém sắc, người xanh xao còi cọc, chậm tăng cân, biếng ăn, niêm mạc mắt nhạt màu, dễ bị ốm khi thay đổi thời tiết, hay quấy khóc,... Nếu bé mắc bệnh thiếu máu thì cha mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt cho con vào các bữa ăn hàng ngày hoặc bổ sung thêm sắt đường uống cho bé.

Vậy là với những điều vừa chia sẻ trong bài viết trên, chắc bố mẹ đã phân biệt được trong những trường hợp nào thì biểu hiện môi thâm là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh rồi phải không? Tóm lại, để biết chính xác trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm không thì cần bố mẹ cần đưa con đi khám ngay thì có biểu hiện này.

Xem thêm:

  • Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
  • Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh
  • Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh