Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ, ẵm đứng được?

Trẻ sơ sinh trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, nhiều dấu mốc quan trọng. Nắm được các mốc này, bố mẹ sẽ có những cách chăm sóc phù hợp, đồng thời phát hiện sớm những bất thường nếu có ở trẻ. Trong đó, trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ, ẵm đứng được là câu hỏi rất được quan tâm của các ông bố bà mẹ.

Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ, ẵm đứng được? Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ, ẵm đứng được?

Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ?

Khi mới sinh, xương cột sống, đặc biệt vùng cổ gáy của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ, nên thường ‘mềm’ và dễ tổn thương. Vùng cột sống cổ lại là nơi tập trung nhiều rễ thần kinh, ảnh hưởng phần lớn đến chức năng vận động của trẻ, đồng thời liên quan chặt chẽ với các dây thần kinh sọ não. Vì vậy nếu tổn thương cột sống cổ trong giai đoạn này sẽ để lại hậu quả nặng nề về sau cho trẻ.

Đó là lý do vì sao trong giai đoạn mới sinh, cần ẵm trẻ nhẹ nhàng, ẵm ngang và luôn phải đỡ đầu - cổ cho trẻ. Ẵm đứng khiến toàn bộ trọng lượng đầu, lúc này chiếm tới 1⁄4 chiều dài toàn thân, dồn vào cột sống, rất dễ gây tổn thương. Đến khi trẻ cứng cổ thì mới có thể ẵm đứng hoặc các tư thế khác thuận lợi hơn.

HoiBenh.vn-tre-so-sinh-may-thang-tuoi-thi-cung-co-body-2
Khi mới sinh, xương cột sống, đặc biệt vùng cổ gáy của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ

Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ, ẵm đứng được?

  • Giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi: Trẻ hoàn toàn chưa cứng cổ nên cần ẵm ngang và đỡ đầu. Nếu muốn cho trẻ ợ sữa, mẹ nên bế trẻ sao cho phần thân trẻ áp vào ngực, đầu ngả tự nhiên vào vai mẹ, tay vẫn luôn phải đỡ đầu. Cũng nên hạn chế tối đa động tác này trong giai đoạn 1 - 2 tháng đầu.
  • Giai đoạn 3 - 5 tháng: Đầu trẻ đã cơ bản giữ được ở tư thế thẳng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn còn yếu, chưa hoàn thiện. Vì vậy, mẹ có thể bế bé ở tư thế nghiêng hoặc thẳng, nhưng không nên kéo dài và cần quan sát phản ứng của trẻ ở các tư thế này. Có thể ẵm đứng theo hướng ngực trẻ áp vào ngực mẹ như đã mô tả ở trên, hoặc cho lưng trẻ áp vào ngực mẹ, một tay cho trẻ ngồi lên, tay còn lại giữ đầu và cổ trẻ áp sát vào ngực mẹ.
  • Giai đoạn sau 6 tháng: Cổ trẻ cơ bản đã cứng cáp, bố mẹ có thể lựa chọn nhiều cách bế khác nhau sao cho phù hợp, thuận tiện và thoải mái nhất đối với trẻ. Riêng kiểu bế cắp nách, theo kinh nghiệm dân gian, chỉ nên bế trẻ sau 1 tuổi, khi đã cứng cổ hoàn toàn.

Trên đây là những mốc chung, được nghiên cứu trên nhiều trẻ. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ, mỗi khu vực hay chủng tộc thì những mốc này chỉ là tương đối. Thời gian trẻ cứng cổ bế ẵm được trên mỗi trẻ là khác nhau. Bố mẹ nên quan sát và dựa vào những phản ứng của con để lựa chọn kiểu bế cho phù hợp.

HoiBenh.vn-tre-so-sinh-may-thang-tuoi-thi-cung-co-body-3
Thời gian trẻ cứng cổ bế ẵm được trên mỗi trẻ là khác nhau

Những bài tập giúp trẻ sơ sinh sớm cứng cổ, khỏe mạnh

Bên cạnh việc phát triển tự nhiên, một số bài tập đơn giản cũng góp phần giúp trẻ cứng cổ hơn

  • Bài tập nằm sấp: Giúp tăng khả năng vận động và phối hợp vận động giữa cổ, vai - lưng và tay của trẻ. Bố mẹ cho trẻ nằm sấp, xung quanh để đồ chơi mà trẻ thích, để trẻ có động lực tự ngóng cổ, khửu tay,... Thực hiện trong 30 giây, tăng dần thời gian khi cổ trẻ cứng dần, lưu ý nhịp thở của trẻ khi nằm sấp.
  • Cho trẻ nghe nhạc, mẹ bế trẻ và vận động lắc lư nhẹ nhàng theo điệu nhạc: Giúp các cơ phát triển, trẻ giữ thăng bằng tốt hơn, tăng nhận thức về không gian, âm thanh, kích thích sóng não,... Bài tập này giúp trẻ cứng cổ hơn
  • Bài tập máy bay: Dành cho trẻ trên 2 tháng tuổi, giúp cổ và cơ lưng cứng cáp hơn, tăng khả năng cảm nhận không gian của trẻ. Bố hoặc mẹ nằm co chân, đặt trẻ nằm lên cẳng chân, nhẹ nhàng nâng lên, đặt xuống, có thể theo những chiều khác nhau.
HoiBenh.vn-tre-so-sinh-may-thang-tuoi-thi-cung-co-body-4
Bài tập nằm sấp giúp tăng khả năng vận động và phối hợp vận động giữa cổ, vai - lưng và tay của trẻ

Một số chú ý dành cho bố mẹ khi luyện tập cổ cho trẻ:

  • Tập ở những nơi không gian sạch sẽ, thoáng mát. Bài tập nằm sấp hay máy bay nên nằm trên thảm sạch để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Thời gian tập luyện tùy theo sự thích thú của trẻ và tình trạng hiện tại của trẻ.
  • Nên tập sau ăn ít nhất 1 giờ vì trẻ rất dễ nôn, trớ.
  • Bật nhạc nhẹ nhàng thư giãn trong khi tập thay vì tivi, điện thoại gây mất tập trung cho trẻ.

Qua bài viết này, hy vọng các ông bố bà mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì cứng cổ, ẵm đứng được để có cách chăm con hợp lí, khoa học.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh
  • Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh
  • 5 điều bạn không biết về sự phát triển ở trẻ sơ sinh