Trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài và có thể vì bất cứ lí do gì mà nhiễm bệnh, do vậy chăm sóc trẻ sơ sinh cần rất nhiều sự tỉ mỉ cũng như hiểu biết. nhiều ngày khồng đi ngoài cũng là một trong những tình trạng thường gặp của trẻ khiến cha mẹ hoang mang và lo lắng vô cùng.vậy trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày có nguy hiểm không? Trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài và có thể vì bất cứ lí do gì mà nhiễm bệnh, do vậy chăm sóc trẻ sơ sinh cần rất nhiều sự tỉ mỉ cũng như hiểu biết. nhiều ngày khồng đi ngoài cũng là một trong những tình trạng thường gặp của trẻ khiến cha mẹ hoang mang và lo lắng vô cùng.vậy trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày có nguy hiểm không?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không đi ngoài là gì?

Không có nguyên nhân rõ ràng cho việc trẻ sơ sinh không đi ngoài do hầu hết trẻ trong độ tuổi này đều chỉ bú sữa mẹ mà không sử dụng các thực phẩm khác từ bên ngoài

Việc bé không đi ngoài có thể do bé bú sữa ít hoặc có sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn có liên quan đến tiêu hóa ở ruột.

Cũng có sự khác nhau về nguyên nhân gây ra không đi ngoài ở trẻ sơ sinh giữa các nhóm trẻ được sử dụng hoàn toàn sữa mẹ và nhóm có sử dụng sữa công thức. những trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ thường đi ngoài khoảng 3-4 lần/ ngày, phân sền sệt và có mùi chua, còn với những trẻ uống sữa công thức sẽ đi ngoài 1 lần/ ngày, phân thành khuôn và có mùi thối hơn.

Với những trẻ dùng sữa công thức thường liên quan đến táo bón, do sữa công thức khó tiêu hóa hơn so với sữa mẹ, nếu pha sữa theo tỷ lệ không đúng thì rất dễ khiến trẻ bị táo bón.

Ngoài ra không đi ngoài nhiều ngày ở trẻ em cũng có thể do một số bệnh lí như lồng ruột hoặc tắc ruột, ngoài việc không đi ngoài còn kèm theo triệu chứng quấy khóc, khóc thét, đau bụng do tăng nhu động ruột, bụng chướng căng, nôn nhiều. nếu bé vẫn trung tiện được và chơi ngoan , ăn uống bình thường, không quấy khóc, không nôn trớ thì có thể do táo bón.

Sốt cao kéo dài dẫn đến mất nước cũng có thể là yếu tố dẫn đến việc trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày liền.

Một số bệnh lí bẩm sinh như suy giáp bẩm sinh, phình đại tràng hoặc hẹp hậu môn bẩm sinh cũng có thể gây ra tình trạng không đi ngoài nhiều ngày ở trẻ sơ sinh.

vicare.vn-huong-dan-cach-tam-cho-tre-so-sinh-chua-rung-ron-cuc-nhanh-va-toan-body-2

Trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày có nguy hiểm không?

Rất khó để hình thành thói quen đi ngoài vào một giờ cố định ở trẻ sơ sinh. Việc trẻ không đi ngoài 2,3 ngày liền là một triệu chứng rất phổ biến, vì thế bố mẹ không nên quá hoảng sợ hay lo lắng về thời gian đi ngoài bất thường của trẻ.

Tình trạng này gặp ở những trẻ uống sữa công thức hoặc sữa bột nhiều hơn, do trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, mà các loại sữa bột hoặc sữa công thức thường rất khó tiêu hóa, do đó trẻ dễ bị táo bón và không đi ngoài nhiều ngày.

Nếu bé nhà bạn không đi ngoài nhiều ngày, kèm theo đó là các triệu chứng như mệt mỏi, nôn mửa, quấy khóc, sụt cân, không chơi đùa,.. thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và phát hiện nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này của bé. Nếu không đi ngoài mà không kèm theo các triệu chứng khác thì bạn không nên quá lo lắng, hãy xem lại loại sữa mà trẻ uống và có thể thử thay đổi sữa phù hợp hơn với trẻ.

Trẻ đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trong 3 tháng đầu, ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không ăn thêm bất cứ loại sữa bột hay sữa công thức nào khác thì thường đi ngoài 3-5 lần/ ngày, phân màu vàng, sền sệt không thành khuôn và mùi chua.

Nếu trẻ ăn sữa công thức thì số lần đi ngoài sẽ ít hơn, phân thành khuôn, màu vàng và mùi thối hơn

Sau thời gian hậu sản, số lần đại tiện của bé sẽ thay đổi khá nhiều, có thể cách 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần, nhất là với những bé uống sữa công thức.

vicare.vn-bieu-hien-cua-benh-suy-giap-o-tre-so-sinh-la-nhu-nao-body-2

Cách xử trí khi trẻ không đi ngoài nhiều ngày

Với những trẻ không đi ngoài do bệnh lí, bố mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.

Khi trẻ bị táo bón mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:

  • Massage bụng : mẹ có thể massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ bằng cách đặt 3 ngón tay hoặc cả bàn tay lên bụng của bé.

Xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn nhẹ và vừa phải vùng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.

Tập trung xoa nhiều hơn ở vùng cách rốn khoảng 5cm đặc biệt là sườn bên trái của bé.

Thời gian cho mỗi lần xoa khoảng 5-10 phút. Mục đích của việc này để kích thích đại tràng co bóp và tống phân ra ngoài.

  • Thụt hậu môn : thụt hậu môn sẽ giúp phân mềm và bé sẽ dễ đi ngoài hơn. Mẹ có thể dùng mật ong trộn với nước theo tỷ lệ 1:1 để thụt cho bé.
  • Với những trẻ ăn sữa ngoài nên bổ sung các chất sắt, chất xơ hòa tan

Nếu như thực hiện các biện pháp trên nhưng trẻ vẫn không thể đi ngoài được thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị, tránh để tình trạng này diễn ra quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.

Xem thêm :

  • Mách mẹ cách massage trị táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Táo bón ở trẻ sơ sinh - Biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa
  • Trẻ sơ sinh bị táo bón khi ăn dặm mẹ phải làm gì?