Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?

Bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng đều phải trải qua cảm giác, khi chứng kiến bé nhà mình hay quấy khóc vào đêm. Có thể là vì nhiều lý do như bé đói, bé muốn thay tả, hay do thời tiết thay đổi nhanh mà bé chưa thể thích ứng ngay được nên mất ngủ và khóc đêm... Điều quan trọng mà phụ huynh cần làm khi trẻ sơ sinh hay khóc đêm, chính là xoa dịu con và vỗ về con ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao? Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?

Bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng đều phải trải qua cảm giác, khi chứng kiến bé nhà mình hay quấy khóc vào đêm. Có thể là vì nhiều lý do như bé đói, bé muốn thay tả, hay do thời tiết thay đổi nhanh mà bé chưa thể thích ứng ngay được nên mất ngủ và khóc đêm...

Điều quan trọng mà phụ huynh cần làm khi trẻ sơ sinh hay khóc đêm, chính là xoa dịu con và vỗ về con ngủ trở lại.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Trẻ sơ sinh cơ thể còn khá non yếu, chính vì thế mà bé chưa quen với sự tiếp xúc của môi trường trong những tháng đầu tiên. Và việc bé hay khó chịu, quấy khóc vào ban đêm là vấn đề khá phổ biến. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay khóc đêm, mà bố mẹ cần phải lưu ý như:

- Bé khóc vì đòi ăn: Nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh chính là sữa. Tùy vào cơ địa của từng bé, có bé sẽ ti no sau đó tự động ngưng thôi ti, nhưng một số trẻ lại ti một lượng vừa phải rồi ngưng. Nếu bố mẹ không biết “tính của con” thì có thể nhầm lẫn giữa việc bé đã no hay còn đói. Đói là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất, và là một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm.

Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ. Khi được mẹ bế, bé sẽ thút thít mà rúc vào ngực mẹ để khóc nhè...

+ Trẻ sơ sinh hay khóc đêm vì cần phải thay tã: Bố mẹ không thể mặc định khi nào tã của con nặng mới thay vì tã ướt sẽ làm cho bé rất khó chịu, đặc biệt là vào đêm. Chưa kể, mang tã nhiều và không được thường xuyên vệ sinh sẽ dễ làm cho trẻ bị hăm. Để thông báo cho mẹ tình trạng này, bé chỉ có thể khóc òa lên cho bố mẹ biết và thay cho bé bằng một tã mới.

vicare.vn-tre-so-sinh-hay-khoc-dem-phai-lam-sao-body-1

+ Bé không ngủ được: Mặc dù trẻ sơ sinh phần lớn thời gian trong ngày là ăn sữa và ngủ. Tuy nhiên, sẽ có những lúc con bạn không thể ngủ được, dù bạn đã cố gắng vỗ về và dùng mọi biện pháp để giúp con.

Lúc này, tín hiệu phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian. Con càng khóc, bố mẹ càng xót, và nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bé.

+ Trẻ bị nóng do thân nhiệt thay đổi: Sức đề kháng của trẻ sơ sinh thường yếu hơn so với người lớn, do đó trẻ thường hay bị nóng, hành sốt và dẫn đến khó ngủ, làm trẻ sơ sinh hay khóc về đêm.

+ Trẻ ghét bị lạnh: Thời tiết lạnh quá làm cho trẻ rất khó chịu, và không thể thích ứng được, dẫn đến tình trạng trẻ khóc lóc. Bạn nên nhớ rằng, trong những tháng đầu đời, cơ thể bé còn khó để tự điều chỉnh thân nhiệt. Vì thế, bé rất dễ bị nhiễm lạnh quá hay thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng làm cho con khó chịu. Mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên bằng cách chạm tay lên trán, sờ vào tay chân của con...

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?

Tùy vào từng tình huống, nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh hay khóc đêm mà bố mẹ phải có phương pháp thích hợp để khắc phục nó. Chẳng hạn khi bé khóc vì muốn thay tã thì bố mẹ hãy kiểm tra tã của bé và thay cho bé 1 chiếc tã mới, khô thoáng, mềm mịn, bé sẽ lập tức ngưng khóc và ngủ ngoan.

Còn nếu bé khóc vì đói, mẹ hãy cho bé ti thêm, vào đêm bé có thể vừa ti mẹ vừa lim dim đáng yêu, khi được bú no, chắc chắn con sẽ ngủ ngoan và không khóc. Còn khi bé không thể nào ngủ được vì bé mệt, thì mẹ hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm và tiếng hát thân thuộc, bé sẽ thấy yên tâm và ngủ ngon hơn.

Trường hợp trẻ bị nóng và sau khi mẹ kiểm tra thân nhiệt thì thấy có dấu hiệu tăng, mẹ hãy mặc cho bé quần áo mỏng, thông thoáng. Hãy kiểm tra nhiệt độ phòng, và chỉ nên giữ ở mức từ 28 đến 30 độ C.

Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp bố mẹ không đơn giản có thể “tự quyết” được mà cần phải có sự can thiệp của bác sĩ: Nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc với một kiểu khác hoàn toàn, với những tiếng khóc chứng tỉ bé đang có vấn đề về sức khỏe. Và với linh cảm của một người mẹ, nếu bạn cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, thì đừng chần chừ mà nên đưa con đi thăm khám ngay.

Đồng thời để giúp bé ngủ ngon và không khóc đêm, mẹ nên lưu ý vào những ngày thời tiết thay đổi nên chăm sóc cho bé kỹ hơn. Nếu vào mùa hè, khí hậu nóng bức thì bé cũng cần được giải nhiệt. Phòng ngủ lúc nào cũng thoáng mát, chỉ nên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi. Tránh để bé bị rôm sẩy, nổi mẫn ngứa... khi đó con sẽ khó chịu và hay quấy khóc hơn.

vicare.vn-tre-so-sinh-hay-khoc-dem-phai-lam-sao-body-2

Chia sẻ kinh nghiệm để bé không quấy khóc đêm

Về trường hợp trẻ sơ sinh hay khóc đêm và cách khắc phục tình trạng này, một mẹ có tên nickname: tango 123 chia sẻ trên diễn đàn webtretho như sau: Theo mình, phải có một nguyên nhân nào đó mới khiến bé khóc như vậy. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ đừng ép bé cũng đừng đánh vật với bé nữa. Thay vào đó hay để ý quan sát kĩ hơn, nhẹ nhàng thử cách này hay cách khác, thử rất từ từ rồi để ý phản ứng của bé để tìm ra được nguyên nhân. Đừng sợ bé bị đói mà cố ép bé ti sẽ không tốt cho con đâu nhé.

Một mẹ khác có nickname momtieu cũng chia sẻ thêm cùng với mẹ tango 123 rằng: Bé con chị mình cũng vậy, bây giờ thì hết rồi. Chả là chị gái mình dỗ không nín, mà mắt thì tít đi, thế là bế lên cho bé tì cằm vào vai rồi thủ thỉ kiểu con phải ngoan, phải nghe lời thì mẹ mới có sữa cho con ti, nói đủ kiểu dổ dành thế là nín. Sau khoảng vài ngày lại khóc liền 1 tuần không ngủ, đêm thì 11h mới ngủ vậy là chiến dịch mặc kệ bắt đầu, cứ thấy khóc lóc là dỗ nhẹ, không được thì nói nặng rồi sau đó bỏ đi đừng cho bé nhìn thấy mình.

Hoặc là để bà ngoại hoặc ai mà bé quen đến dỗ dành, thủ thỉ rằng mẹ giận mẹ bỏ đi rồi, vì mẹ không thích con khóc lóc, con phải ngoan mẹ mới về cho co ti, chứ bà làm sao có sữa cho con ti.... Thế là hết khóc luôn, khi nào bé ọ ẹ lại thì cứ đi để người khác đến dổ bé. Với bé tiêu nhà mình thì cho nằm khóc một mình, gần 2h nên bây giờ không dám quấn mẹ nữa, nhưng để bé khóc mình củng phải đứng nơi con không thấy mình để quan sát xem thế nào.

Mẹ có tên mecaonon cũng cho biết thêm: Bé của mình hồi sơ sinh cũng vậy nè, rất "chướng" làm mình nhiều lúc stress vì không biết bé muốn gì để đáp ứng cho đúng. Hễ đặt bé xuống là bé ưỡn cong người như con tôm rồi khóc ngặt lên, bế lên thì im bặt. Nói chung là để bé nằm 1 mình là bé cứ khóc và dỗi, có lúc dữ dằn gấu chó đập tay chân loạn xạ, ai gặp cũng bảo sao bé mà dữ dằn quá.

Nhưng rồi khi bé lớn hơn chút xíu thì tính cũng có vẻ đằm hơn, mọi hành động của bé cũng tiết chế hơn, lúc đó bé đã biết giao tiếp với mọi người nên mình cũng hiểu được phần nào nhu cầu đòi hỏi của bé qua từng hành động, trạng thái của bé, các cứ yên tâm.

Xem thêm

  • Tại sao trẻ sơ sinh ít ngủ hay quấy khóc?

  • Mẹo hay dân gian chữa “” chứng khóc dạ đề dai dẳng ở trẻ