Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh quai bị không?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm và có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như: viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn... Đối tượng mắc quai bị nhiều nhất là trẻ em từ 3 - 15 tuổi. Vậy liệu trẻ sơ sinh có bị mắc bệnh quai bị không? Bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời.

Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh quai bị không? Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh quai bị không?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm và có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như: viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn... Đối tượng mắc quai bị nhiều nhất là trẻ em từ 3 - 15 tuổi. Vậy liệu trẻ sơ sinh có bị mắc bệnh quai bị không? Bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời.

1. Bệnh quai bị và phương thức lây truyền

Quai bị còn có tên gọi khác là bệnh viêm tuyến mang tai, là bệnh truyền nhiễm, do virus có tên khoa học là Paramyxovirus gây nên, chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, ký túc xá, khu tập thể... nên khả năng mắc bệnh và lây lan cao.

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi; trong nước bọt của người bị bệnh quai bị. Bệnh có thể lây nhiễm cho người tiếp xúc với người bệnh ở một tuần trước khi tuyến mang tai chưa sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

2. Trẻ sơ sinh có bị bệnh quai bị không?

vicare.vn-tre-so-sinh-co-bi-benh-quai-bi-khong-body-1

Trẻ em có được miễn dịch với bệnh quai bị khi mới sinh?

Đối với phụ nữ mang thai đã tiêm phòng quai bị hoặc đã từng bị mắc bệnh quai bị từ trước thì cơ thể người mẹ sẽ có khả năng miễn dịch bền vững với bệnh quai bị. Vì vậy, khi con sinh ra cũng sẽ được hưởng miễn dịch với bệnh quai bị từ mẹ trong khoảng 6 tháng đầu khi trẻ hoàn toàn bú mẹ. Do đó, mặc dù trẻ sơ sinh không được trực tiếp tiêm phòng vaccin ngừa bệnh quai bị nhưng trẻ vẫn có miễn dịch với virus gây bệnh. Điều này được minh chứng bằng việc trong thực tế có rất ít trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh quai bị.

Trường hợp mẹ đang nuôi con nhỏ mà mắc bệnh quai bị thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh không?

Virus gây bệnh quai bị không lây qua đường sữa mẹ, thậm chí mẹ còn có thể truyền cho con một lượng kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh quai bị do người mẹ chưa từng mắc bệnh cũng như chưa từng được tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa loại bệnh này. Hơn thế nữa, trẻ vẫn có thể bị lây bệnh từ mẹ qua đường hô hấp. Do đó, trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng mắc bệnh quai bị nếu tiếp xúc với người đang mắc bệnh (từ nước bọt của người mẹ trong quá trình bú mẹ và tiếp xúc với mẹ hằng ngày).

Vì vậy, khi cho con bú mẹ nên đeo khẩu trang, tránh để nước bọt của mẹ tiếp xúc với trẻ, hạn chế cười đùa, ôm ấp trẻ. Tốt nhất là mẹ nên cách ly với con đến khi khỏi bệnh, chỉ nên tiếp xúc khi thật cần thiết.

3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị

Trẻ bị quai bị nên kiêng gì?

Bệnh quai bị là một bệnh lành tính nhưng khả năng gây biến chứng cũng rất cao, nhất là trên trẻ nhỏ, vì vậy các mẹ không nên lơ là, chủ quan trong việc chăm sóc trẻ bị quai bị, trẻ bị quai bị nên kiêng một số điều sau để nhanh phục hồi và tránh được các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  1. Kiêng gió và kiêng nước: gió tự nhiên và nước lạnh. Do vậy không nên để trẻ trong phòng quá kín, không tắm hay vệ sinh cho trẻ.
  2. Theo quan niệm dân gian ngày xưa, trẻ bị quai bị không được tắm. Tuy nhiên không vệ sinh, tắm rửa khiến trẻ có thêm nguy cơ gặp phải các bệnh khác. Các mẹ nên tắm cho trẻ khi trẻ khỏe, không sốt cao, tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để ấm và tắm ở nơi kín gió.
  3. Trẻ bị quai bị cần kiêng gió tự nhiên lùa. Do đó không cho trẻ ra ngoài trời, nhất là khi có gió lạnh.
  4. Kiêng một số loại thực phẩm sau:
  • Đồ nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, có chứa nhiều chất chua.
  • Đồ ăn có chứa các chất kích thích như là cafein.
  • Đồ ăn cứng, đòi hỏi phải nhai nhiều sẽ khiến cơ hàm vận động nhiều, mang tai sưng to hơn dễ sinh ra các biến chứng.
  • Đồ ăn chế biến từ gạo nếp, các thức ăn khó tiêu.
vicare.vn-tre-so-sinh-co-bi-benh-quai-bi-khong-body-2
Tránh ăn đồ chế biến từ gạo nếp

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị quai bị

Quai bị là một bệnh lành tính, nếu được chăm sóc đúng cách trẻ sẽ khỏi bệnh và không để lại di chứng gì. Trong đó chế độ dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình phục hồi của trẻ. Một số thông tin mẹ có thể lưu ý như sau:

  • Cách chế biến thức ăn: trẻ bị quai bị, tuyến mang tai bị sưng to, khiến trẻ bị đau nhất là khi nhai và nuốt nước bọt. Vì vậy thức ăn cho trẻ cần được chế biến mềm, lỏng, dễ nuốt, không cần nhai quá nhiều, tốt nhất nên cho trẻ ăn các loại cháo lỏng, hoặc bột. Tuy nhiên các loại thức ăn này vẫn cần đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Nước: mẹ nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ bị quai bị kèm theo sốt khiến cho lượng nước mất đi khá nhiều. Bên cạnh nước đun sôi để nguội, mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả, nước ép rau xanh. Cho trẻ ăn nhiều cháo cũng là cách giúp bổ sung lượng nước cho trẻ.
  • Đỗ: đỗ các loại là thực phẩm rất tốt, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cho trẻ bị quai bị. Nên dùng các loại đỗ ninh nhừ lấy nước cho trẻ uống, cháo đỗ cũng là một lựa chọn rất tốt cho trẻ bị quai bị.
  • Rau xanh: là loại thực phẩm không thể thiếu trong tất cả các bữa ăn hàng ngày, nhất là đối với trẻ bị quai bị. Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin và muối khoáng, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Mướp đắng là một loại quả rất tốt mẹ có thể lựa chọn để chế biến.

Một số lưu ý trong khi chăm sóc trẻ bị quai bị

vicare.vn-tre-so-sinh-co-bi-benh-quai-bi-khong-body-3
Trẻ bị quai bị thường kèm theo sốt. Mẹ có thể sử dụng khăn ấm để lau người hạ nhiệt cho trẻ
  • Trẻ bị quai bị thường kèm theo sốt. Mẹ có thể sử dụng khăn ấm để lau người hạ nhiệt cho trẻ.
  • Không tự ý sử dụng các thuốc hay lá để đắp cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế để trẻ vận động. Khi các mẹ thấy trẻ có các triệu chứng đau nhức, nhất là đối với các bé trai, rất có nguy cơ dẫn tới biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh sau này.
  • Trẻ bị quai bị là do virus tuyến nước bọt, vì vậy cần chú ý vệ sinh rang miệng sạch sẽ cho trẻ, nên sử dụng nước muối để súc miếng trước và sau bữa ăn, khi đi ngủ.
  • Cách ly trẻ với cộng đồng ít nhất 2 tuần để tránh lây nhiễm, cho trẻ đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho mọi người.
  • Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện như đau nhức sau tai dữ dội, lạnh, tinh hoàn sưng to thì rất có thể trẻ đã bị viêm tinh hoàn, mẹ không được cho trẻ vận động.
  • Các biểu hiện như đau đầu dữ dội, đau bụng, nôn ói là biểu hiện của biến chứng bệnh quai bị ở trẻ dẫn đến viêm tụy rất nghiêm trọng có thể gây hạ huyết áp, tụt canxi đột ngột có thể gây tử vong. Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu phát hiện ra các triệu chứng trên.

Xem thêm

  • Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc-xin MMR cho người lớn và trẻ em
  • Triệu chứng quai bị có dễ dàng phát hiện?
  • Quai bị kiêng gì để không gặp biến chứng?