Trẻ sơ sinh có đờm phải làm sao?
Chất nhầy đặc có trong mũi hay họng của trẻ sơ sinh được gọi tắt là đờm. Nếu đờm bị tắc ở trong khoang mũi thì có thể dùng bông tăm trẻ em để lấy ra khá dễ dàng. Nhưng nếu trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng muốn loại bỏ nó là một việc khá là phức tạm. Để tìm hiểu cách khi trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng ra như thế nào mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Trẻ sơ sinh có đờm phải làm sao?
Thực tế, chất nhầy này lúc nào cũng tồn tại trong cổ họng và khoang mũi của cả trẻ em và người lớn. Nó có tác dụng trong việc ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn đi vào bên trong cơ thể chúng ta.
Nhưng mà khi việc tạo chất nhầy và loại bỏ chất nhầy không cân bằng cơ thể không loại bỏ chất nhầy kịp thời dẫn đến ứ đọng và tạo ra chất nhầy đặc gọi là đờm.
Đờm có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp ở con người đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, đờm đặc kèm theo các cơn ho có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Thông thường, đờm xuất hiện thường do các căn bệnh liên quan đến cảm lạnh và cúm.
1. Vì sao trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng?
Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ dùng mũi của mình để hít thở, dẫn đến khả năng loại bỏ chất nhầy kém hơn nhiều. Lâu ngày, chất nhầy tích tụ ngày càng nhiều và hình thành đờm đặc gây khó thở, khò khè hoặc ho dai dẳng.
Đường thở nhỏ trong khoang mũi của trẻ sơ sinh thường sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của việc loại bỏ lượng chất nhờn trong cổ họng bé. Trên thực tế là có đến 80% trẻ sơ sinh sẽ có đờm trong khoảng từ 1 đến 2 tháng tuổi mà không liên quan đến các bệnh cảm lạnh, cúm.
Thông qua hắt hơi trẻ sơ sinh có thể loại bỏ ra ngoài hoặc vào trong đường tiêu hóa một khối lượng đờm nhất định có trong cổ họng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để khai thông cho việc hô hấp dễ dàng hơn.
Và nguyên nhân cuối cùng thường là do các bệnh lý y tế bao gồm nhiễm trùng, tổn thương cổ họng, cảm lạnh, cảm cúm hoặc một số trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng theo mùi cũng gây ra đờm trong cổ họng.
2. Cách điều trị cho trẻ sơ sinh có đờm .
Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để loại bỏ hoặc làm giảm bớt đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh
- Dùng thuốc y tế chuyên khoa.
Có nhiều loại thuốc y tế có tác dụng long đờm, loại bỏ đờm nhưng không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 4 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ. Mặc dù thuốc này có tác dụng nhưng những loại thuốc này sẽ gây hại cho sức khỏe cho trẻ sơ sinh có đờm, gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bé.
- Hút mũi và nước muối sinh lý.
Việc sử dụng nước muối và hút mũi là hiệu quả nhất trong việc loại bỏ đờm ở trẻ sơ sinh.
· Chuẩn bị:
+ Nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
+ Dụng cụ hút dịch mũi.
· Cách làm.
Bạn nhỏ nước muối vào 2 bên mũi của trẻ sơ sinh. Mỗi bên nhỏ khoảng 3 giọt mục đích để làm loãng đờm trong họng. Bạn không nên nhỏ quá nhiều nước muối vì nó có thể khiến trẻ bị sặc.
Tiếp đến bạn làm sạch dụng cụ hút mũi. Bóp bóng trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi, dùng 1 tay bịt chặt bên mũi còn lại của bé và nhả bóng ra.
Đờm sẽ đi theo không khí bị hút ra ngoài, lặp lại nhiều lần liên tục tùy theo mức độ đờm có trong họng bé. Mỗi ngày nên thực hiện việc hút đờm từ 2 đến 3 lần cho đến khi các triệu chứng của đờm không còn đáng ngại.
3. Cách phòng tránh đờm trong họng của trẻ sơ sinh.
Độ ẩm trong phòng quyết định lớn đến độ đặc loãng của đờm của trẻ sơ sinh có đờm. Độ ẩm cao giúp không khí ẩm hơn, theo đó làm mềm và loãng dịch nhầy trong cổ họng bé. Nếu phòng bé nằm có không khí khô, bạn nên sử dụng 1 máy tạo độ ẩm trong phòng nhưng nhớ để máy xa bé nhất có thể. Máy tạo độ ẩm thường tạo ra sương dạng phân tử nước ly ti, nến bé bị kho khan bạn nên dùng sương ấm, trong khi bé ho ướt lại nên dùng sương mát cho hiệu quả tốt hơn.
Như vậy, bài viết đã nêu một số cách làm long đờm khi trẻ sơ sinh có đờm. mong rằng bài viết này hữu ích cho các bạn. Hãy tham khảo và thực hiện để cho bé bớt cảm giác khó chịu mỗi khi có đờm trong mũi và cổ họng nhé.