Trẻ sơ sinh bụng to có sao không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bụng to khiến cha mẹ lo lắng không biết nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này và không biết bé có bị sao không, nên xử lí như thế nào. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này các mẹ cần tham khảo một số lời khuyên sau đây.

Trẻ sơ sinh bụng to có sao không? Trẻ sơ sinh bụng to có sao không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bụng to khiến cha mẹ lo lắng không biết nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này và không biết bé có bị sao không, nên xử lí như thế nào. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này các mẹ cần tham khảo một số lời khuyên sau đây.

Bệnh phình đại tràng ở trẻ

Trẻ sơ sinh bụng to chính là dấu hiệu của bệnh phình đại tràng. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có thể gặp ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng của bệnh phình đại tràng

Bệnh phình đại tràng thường có một số triệu chứng sau:

Đối với trẻ sơ sinh có các triệu chứng như bụng trướng căng phềnh, không đi phân su sau hơn 24h hoặc chỉ đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích, trẻ nôn nhiều. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không phải bất cứ trẻ nào sau sinh 24h không đại tiện được đều bị phình đại tràng bẩm sinh, vì có thể trẻ đó bị dị dạng hậu môn bẩm sinh cũng không đại tiện được.

Đối với trẻ lớn: bệnh thường được biểu hiện bằng tình trạng táo bón kéo dài nhiều năm với tính chất đặc trưng là phân có mùi và có màu đen do phân ứ đọng lâu ngày và bụng căng trướng.

Kèm theo đó là trẻ luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất.
vicare.vn-tre-so-sinh-bung-to-co-sao-khong-body-1

Cách điều trị bệnh phình đại tràng

Khi trẻ có những triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp. Khi đó trẻ sẽ được thăm khám. Chụp đại tràng, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng để phát hiện chính xác mức độ của bệnh.

Phương pháp điều trị duy nhất để giúp trẻ khỏi bệnh là cắt bỏ đoạn trực tràng, nối đầu đại tràng với ống hậu môn. Thời điểm phẫu thuật phình đại tràng cho trẻ tùy thuộc vào lúc phát hiện bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay chưa có biến chứng...

Để điều trị cho trẻ được tốt hơn, các bậc cha mẹ cần kết hợp tạo cho con thói quen ăn uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ hàng ngày.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng , chướng bụng, khó tiêu.

Dấu hiệu trẻ bị đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ thường có những triệu chứng như biếng ăn,khó chịu, nôn ói, bụng phình trướng hơi hoặc có thể đi tiêu phân lỏng... khi bị đầy bụng, khó tiêu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng, chướng hơi

Trẻ ăn thức ăn không phù hợp với độ tuổi như: mẹ cho trẻ ăn dặm sớm trước 5-6 tháng tuổi, cho trẻ ăn cơm sớm khi trẻ chưa mọc đủ răng hàm hoặc mẹ cho trẻ ăn các thức ăn mà cơ thể của trẻ chưa đẻ men để tiêu hóa.

Trẻ bị ép ăn quá nhiều trong bữa hoặc ăn quá gần nhau: trẻ bị ép ăn nhiều trong một bữa hoặc chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột gây ra tình trạng chướng bụng.

Trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, ô thiu: khi ăn phải những thức ăn này cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn gây ra viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy.
vicare.vn-tre-so-sinh-bung-to-co-sao-khong-body-2

Cách điều trị đầy hơi, chướng bụng cho trẻ

Cho bé bú đúng tư thế: các mẹ lưu ý luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày khi cho bé bú. Khi đó sữa sẽ trôi xuống dạ dày còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn.

Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân: các mẹ hãy đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thế đang đạp xe đạp.

Giúp bé ợ hơi: Các mẹ có thể giúp bé bằng cách bế vác bé lên vai, cho bé nằm sấp lên đùi, hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé.