Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt mẹ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh thường đi ngoài sau mỗi lần bú mẹ. Một ngày trẻ thường đi khoảng 5- 10 lần, mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng phân của bé nếu như bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt kéo dài thì mẹ nên để ý và theo dõi chặt chẽ.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt mẹ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh thường đi ngoài sau mỗi lần bú mẹ. Một ngày trẻ thường đi khoảng 5- 10 lần, mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng phân của bé nếu như bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt kéo dài thì mẹ nên để ý và theo dõi chặt chẽ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt
Thông thường trẻ sẽ đi ngoài tùy vào chế độ ăn của bé. Bé sẽ đi ngoài 5-6 lần / ngày đối với bé bú mẹ, 1-3 lần/ ngày với các bé ăn sữa công thức. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy bé sẽ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng và xuất hiện các bọt khí. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy sủi bọt có thể kể đến như:
- Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện
Chức năng đường ruột và tiết niệu của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện vì vậy dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt.
- Nhiễm khuẩn đường ruột
Các vi khuẩn như như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli cũng có thể gây ra tiêu chảy sủi bọt. Nếu bị nặng bé có thể bị chuột rút, sốt. Bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám chữa.
- Dị ứng sữa
Bé sơ sinh có thể bị dị ứng protein trong sữa dẫn đến tiêu chảy sủi bọt. Ngoài ra bé có thể gặp các triệu chứng sau: đau bụng, có máu trong phân. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng cũng có thể gây phát ban, sưng và khó thở.
- Hội chứng kém hấp thu
Các bé mắc hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng tiêu chảy sủi bọt vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.
- Chế độ ăn uống của mẹ
Nếu bé đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng có thể khiến bé bị tiêu chảy sủi bọt.
- Kích thích đường ruột
Do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện nên dẫn đến thiếu các enzym cần thiết giúp phân giải các loại đường. Do đó bé sẽ không hấp thụ hết được các đường trong sữa mẹ hay sữa công thức dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy sủi bọt.
- Nóng trong
Khi bị nóng trong, bé sẽ thấy mệt mỏi, không muốn ăn uống, tình trạng tiêu hóa kém đi dẫn đến việc bé bị tiêu chảy sủi bọt.
Một số tình huống trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt mẹ nên biết
Liên tục đi ngoài ra bọt và quấy khóc
Khi bé đi ngoài có bọt liên tục và quấy khóc, bú ít hoặc bỏ bú, có dấu hiệu bị giảm cân hay không lên cân trong một thời gian dài... Điều này cho thấy đang có dấu hiệu trẻ bị nhiễm bệnh đường ruột hay bệnh rối loạn tiêu hóa.
Một số nguyên nhân cụ thể đã được chỉ ra:
- Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
- Bé bị dị ứng sữa ngoài và các chế phẩm từ sữa
- Trẻ sơ sinh có hội chứng kém hấp thu
- Mẹ đang cho con bú nhưng lại dùng thuốc xổ hoặc ăn các loại thức ăn nhuận tràng
- Trẻ sơ sinh bị lạnh bụng
Trường hợp này, mẹ không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ mẹo dân gian nào để điều trị bệnh trẻ em này vì có thể gây phản tác dụng. Cách tốt nhất là cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và có sự chỉ dẫn, hỗ trợ điều trị kịp thời.
Có bọt khi đi ngoài nhưng vẫn bú mẹ bình thường
Tính chất phân của trẻ có thay đổi nhưng bé bú mẹ bình thường, không quấy khóc, tăng cân đều thì không đáng ngại. Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nào cụ thể.
Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ thật chu đáo và chú ý đến chế độ ăn của bản thân thì tình trạng bé sơ sinh đi ngoài ra bọt cũng sẽ rất nhanh hết.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy
Tính chất phân dạng này có 3 trường hợp về sức khỏe của bé:
- Phân trẻ có màu xanh sẫm, lượng ít, có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú trẻ thường quấy khóc thường do trẻ bị đói. Trường hợp này, các mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc tăng lượng sữa phù hợp để trẻ bú đủ, bú no.
- Phân cứng, bên ngoài có chất nhầy hoặc máu là biểu hiện của bệnh táo bón.
- Phân trẻ như bã đậu, có màu xanh lẫn chất nhầy là do trẻ bị viêm nhiễm ở đường ruột.
Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài sủi bọt
Mẹ cần biết rằng tiếng sôi bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bình thường và không gây khó chịu như mẹ nghĩ.
Chỉ khi bé quấy khóc liên tục thì có thể là do sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa.
Nguyên nhân có thể do chế độ ăn của mẹ có nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu (khi bú mẹ hoàn toàn), hoặc mẹ cho bé bú bình không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh...
Để hạn chế tình trạng này mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày:
- Hạn chế thực phẩm sinh hơi như cà chua, cam, bắp cải... Không ăn thực phẩm cay nóng, gia vị nặng mùi.
- Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu sẽ không dung nạp được đường lactose có trong sữa ngoài.
- Khi bé sơ sinh bị sôi bụng chỉ cần thay đổi tư thế cho trẻ bằng cách đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để trẻ ợ nóng, hoặc để bé nằm ngửa và di chuyển gập đầu gối bé lên xuống.
Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?
Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng bản thân hợp lý, ăn nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa... để tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho con.
Đồng thời mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.
Đối với trẻ bú sữa công thức, con có thể bị tiêu chảy trong 2 đến 3 ngày khi mới uống vì hệ thống tiêu hóa cần thời gian thích nghi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kéo dài mẹ cần thay đổi nhãn hiệu sữa khác. Mẹ nên chọn các loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.
Thay tã thường xuyên để bé được khô ráo và cảm thấy thoái mái. Mẹ nên vệ sinh thay trước và sau khi thay tã cho bé.
Khi thấy bé có các triệu chứng sau đây mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ:
- Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày không khỏi
- Trong phân có lẫn máu
- Bé mệt mỏi, bỏ ăn uống
- Bé bị sốt cao
- Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng
Việc bé bị tiêu chảy sủi bọt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và biểu hiện của mỗi bé. Tuy nhiên, để có được sự an tâm nhất các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ không nên tự ý chữa trị ở nhà.
Xem thêm:
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Mẹo đơn giản khắc phục trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần