Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Ước muốn có con là niềm mơ ước của tất cả các cặp vợ chồng. Vì vậy, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con, cũng như kiến thức một số bệnh mà trẻ thường gặp phải trong những năm tháng đầu đời. Nhất là vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Ước muốn có con là niềm mơ ước của tất cả các cặp vợ chồng. Vì vậy, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con, cũng như kiến thức một số bệnh mà trẻ thường gặp phải trong những năm tháng đầu đời. Nhất là vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao. Đây là vấn đề khiến các bậc cha mẹ có trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh rất lo lắng. Vì trong những giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng, hầu như sau mỗi lần bú đều đi ngoài. Bởi vậy dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất khó, và nếu để tình trạng tiêu chảy kéo dài thì hậu quả rất nghiêm trọng. Trong bài viết này HoiBenh sẽ chia sẻ với các bạn, nhất là các bạn lần đầu tiên làm mẹ cách nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Ở trẻ sơ sinh rất khó nhận biết các dấu hiệu tiêu chảy. Vì khi mới sinh, thức ăn chính của bé là bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài nên đi ngoài thường xuyên sau mỗi lần bú là chuyện bình thường. Trẻ bú mẹ có phân thường lỏng, màu nhạt, hoặc không nặng mùi, đi vệ sinh ngoài nhiều lần, khoảng 2-5 lần/ngày. Phân có thể thay đổi theo chế độ ăn của mẹ. Trẻ bú sữa công thức thì phân sẽ đặc và nặng mùi hơn.
Tuy nhiên các mẹ có thể nhận biết được nếu quan sát kỹ:
- Đi ngoài nhiều hơn 8-10 lần/ngày.
- Phân lỏng, chỉ toàn nước, lợn cợn, có mùi tanh, đôi khi lẫn máu thì khả năng bé bị tiêu chảy rất cao.
- Các dấu hiệu đi kèm như đau bụng, sốt liên tục, quấy khóc, mất nước, không chịu bú và ngủ.
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ, và không bị nhiễm dịch tiêu chảy thì trẻ sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Ta nên cho bú bình thường để bù nước. Ngoài ra có thể cho uống thêm Oresol để bù nước và chất điện giải đã mất khi bị tiêu chảy. Tuyệt đối không nên dùng thuốc tiêu chảy của người lớn cho bé uống. Và thay đổi chế độ ăn của người mẹ.
Nếu trẻ bú sữa công thức thì nên tham khảo các loại có chứa chất điện giải và đường. Ta nên bổ sung thêm chất chất lỏng khác như nước cháo, thuốc Oresol khi trẻ đã ăn dặm. Còn với trẻ nhỏ hơn nên thay đổi các loại thức uống dinh dưỡng có bổ sung chất điện giải. Nên thay tả thường xuyên cho bé. Nhớ rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bé để tránh lây lan vi khuẩn cho những người khác trong nhà.
Dấu hiệu cần đi bé đi khám bác sĩ ngay
Nếu trẻ bị tiêu chảy hơn hai ngày mà vẫn không khỏi thì nên đưa bé đi khám bác sĩ, kèm với các dấu hiệu như: tiêu chảy có máu lẫn trong phân, tiêu chảy kèm nôn liên tục, tiêu chảy nặng (đi ngoài hơn 8 lần trong vòng 8 giờ), tiêu chảy tái phát khi vừa mới khỏi bệnh, sốt cao không ngừng, không chịu bú, quấy khóc.
Bệnh tiêu chảy nếu không xử lí kịp thời và để tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ xuống cân nhanh và làm ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, dẫn đến xuất hiện các biến chứng nặng nề như sốc hôn mê, suy thận, suy hô hấp.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một vấn đề cực kì nguy hiểm. Các mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng như các chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy, và đưa bé đi khám bác sĩ khi cần thiết, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.