Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?

Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nó khiến bé trở nên xanh xao, mất nước, mệt mỏi và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cùng HoiBenh tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ dưới bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp có nguy hiểm không? Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?

Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nó khiến bé trở nên xanh xao, mất nước, mệt mỏi và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cùng HoiBenh tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ dưới bài viết sau đây.

Dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ

Khi mới sinh, các bé chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường lỏng, màu nhạt và không nặng mùi.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng đi vệ sinh khá nhiều, khoảng 2 – 5 lần/ ngày. Nếu bé đi ngoài nhiều hơn, khoảng 8-10 lần/ ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu thì khả năng bé bị tiêu chảy khá cao.

Các dấu hiệu đi kèm khác bao gồm: đau bụng, nôn, sốt, ớn lạnh, mất nước khiến bé đột nhiên quấy nhiều, không chịu bú hay ngủ.

Triệu chứng của hiện tượng mất nước nghiêm trọng

Một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất của tiêu chảy là mất nước. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng mất nước diễn ra rất nhanh. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời như sốc, hôn mê, suy thận, suy hô hấp.


Cách chữa tiêu chảy cấp cho trẻ

Nếu bé sơ sinh chỉ bị tiêu chảy nhẹ và không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày.

- Trẻ bị tiêu chảy, các mẹ cần cho bé ăn sữa chua, tránh các loại nước có đường

- Trong những ngày bé bị tiêu chảy, mẹ tiếp tục cho con bú bình thường để bù nước. Ngoài ra, cho con uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do tiêu chảy.

- Nếu bé bú sữa công thức thì mẹ có thể tham khảo các loại thức uống đặc biệt có chứa chất điện phân và đường. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được cho bé sử dụng các loại thuốc tiêu chảy dùng cho người lớn.

- Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay và thay tã cho bé thường xuyên để tránh lây lan vi khuẩn trong nhà.

- Đối với những trẻ lớn hơn, đang trong độ tuổi ăn dặm có thể tham khảo một số món ăn điều trị tiêu chảy cho bé.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-cap-co-nguy-hiem-khong-body-2

Khi nào bé cần đến bệnh viện?

Trường hợp hơn 2 ngày mà bé vẫn bị tiêu chảy thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần đưa con đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:

- Sốt cao không ngừng

- Tiêu chảy mà phân nhiều máu

- Tiêu chảy nặng (bé đi hơn 8 lần trong vòng 8 giờ)

- Tiêu chảy kèm nôn liên tục

- Tiêu chảy tái phát khi vừa khỏi bệnh

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển. Ngoài ra, nhiều trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong một năm khiến ảnh hưởng tới việc học, vui chơi.

Vì sao trẻ bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm trùng đường ruột. Tác nhân có thể là virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng, mỗi loại có biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, trẻ bị tiêu chảy do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn (thường gặp bất dung nạp lactose là một loại đường có trong sữa), chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v...

Mặc dù hầu như bé nào cũng mắc tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời, nhưng có những bé dễ bị tiêu chảy hơn các bé khác. Nhóm trẻ này được gọi là trẻ có nguy cơ cao, bao gồm: những trẻ trong độ tuổi 6 tháng – 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ có chế độ ăn không hợp vệ sinh (ví dụ bú bình không đảm bảo vệ sinh, thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, v.v...).

Các nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Uống nhiều hơn bình thường giúp bẻ bổ sung thêm nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ra, trẻ 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Tiếp tục cho ăn nhiều hơn để bé bổ sung thêm chất dinh dưỡng mất đi. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Các mẹ tuyệt đối không để cho trẻ nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn hay pha loãng sữa vì trẻ sẽ bị giảm cân, chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn và thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Bổ sung kẽm bằng các viên kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ như thế nào ?

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả).

Sử dụng nước sạch.

Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách.

Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.

Những sai lầm khi chăm trẻ bị tiêu chảy cấp

- Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác. Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo. Dẫn tới hậu quả gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.

- Tự dùng kháng sinh cho trẻ khi bị tiêu chảy làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém.

- Các mẹ kiêng khem quá nhiều các món năn, như kiêng thịt, trứng, sữa, cá... khiến trẻ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.

- Bù dịch và điện giải không đúng và ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định làm cho quá trình bù nước vô tác dụng, bệnh nặng thêm. Những điều lưu ý khi điều trị cho trẻ tiêu chảy tại nhà.

Cách phòng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

– Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho ăn thêm sau 6 tháng: sữa mẹ bảo đảm vệ sinh, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, có chứa kháng thể tăng cường miễn dịch mà chi phí lại thấp.

– Cho trẻ ăn sam sau 6 tháng với thức ăn đủ dinh dưỡng.

– Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống và vệ sinh.

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, và sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ.

– Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

– Tiêm phòng sởi.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn xử trí khi bé bị tiêu chảy cấp. Trường hợp bé đã uống thuốc mà vẫn không đỡ như vậy, bạn nên đưa bé đi khám lại để bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hơn.