Trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì?
Theo phương pháp cổ truyền, dùng tã quấn chặt người bé để cho bé đỡ bị giật mình. Một trong những mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ trong vấn đề nuôi con đúng cách đó là trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thắc mắc này ngay sau đây
Trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì?
Một trong những mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ trong vấn đề nuôi con đúng cách đó là trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thắc mắc này ngay sau đây
Những quan điểm khác nhau về việc quấn tã cho trẻ sơ sinh
Theo phương pháp cổ truyền, dùng tã quấn chặt người bé để cho bé đỡ bị giật mình. Việc làm này có thể giữ cho bé đỡ bị cảm lạnh vì chân tay bé hay đạp ra ngoài, đồng thời không bị xảy ra việc gì ngoài ý muốn nếu để bé nằm một mình.
Có nhiều người lại quan niệm: Không nên quấn chặt tã cho bé như vậy, phải để chân tay của bé thật thoải mái thì bé mới nhanh lớn được.
Trên thực tế, các bé mới sinh chưa ngay lập tức thích nghi được với không gian bên ngoài bụng mẹ. Vì thế, trong khoảng thời gian đầu mới sinh ra, các bé sẽ có cảm giác chống chếnh nên hay bị giật mình, hay duỗi thẳng hai tay và chân ra. Đó là phản xạ tự nhiên của trẻ, gọi là phản xạ Moro. Việc quấn tã/ chăn cho là một phương pháp giúp bé ngủ an giấc mà không bị giật mình.
Rất nhiều mẹ thắc mắc về việc trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì không? Thực tế, quấn tã cho trẻ sơ sinh là việc nên làm. Nhưng việc quấn tã quá chặt dễ khiến cho bé có cảm giác khó chịu, ra mồ hôi, nóng, ngứa dẫn đến viêm da, viêm phổi. Quấn chặt bé như vậy làm cho chân tay bé bị hạn chế hoạt động, ức chế thần kinh, các cơ và khớp chân tay của bé không được thường xuyên tập luyện vận động, không có lợi cho sự phát triển cơ thịt. Đồng thời còn gây áp lực lên ngực và bụng của bé, gây khó khăn cho đường hô hấp của bé. Với trẻ sơ sinh, xương còn rất mềm và yếu, nếu mẹ quấn chặt sẽ làm ảnh hưởng đến xương của bé, và mạch máu khó lưu thông.
Trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì?
Hoàn toàn không nên mẹ nhé. Giải thích về việc trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì không, Một cuộc khảo sát ở Anh đã chỉ ra rằng những đứa trẻ bị quấn tã chặt dễ bị loạn sản khớp háng (DDH) – một rối loạn bẩm sinh rất phổ biến ở trẻ làm gia tăng nguy cơ phải thay khớp háng khi đến tuổi trung niên hoặc bị thoái hóa khớp khởi phát muộn. Đồng thời, việc quấn tã cho bé quá chật có thể để lại những vết hăm trên da bé, khiến bé đau rát hoặc dẫn đến hăm tã.
Cũng nghiên cứu về việc trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì không? Một nghiên cứu của các bác sĩ Úc cho thấy phương pháp quấn chặt bé sơ sinh trong khăn có thể gây hại cho sự phát triển cơ sau này của bé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, gần đây số ca mắc loạn sản xương đang gia tăng ở Úc. Cụ thể, tỷ lệ chẩn đoán trẻ dưới 3 tháng tuổi ở Nam Úc mắc chứng loạn sản xương đã tăng từ 3,5% năm 1998-2003 lên 11,5% năm 2003-2009. Nguyên nhân khiến ngày càng tăng số ca mắc chứng loạn sản xương một phần là do trẻ bị quấn chặt trong khăn. Thực tế, một đứa trẻ sơ sinh cần di chuyển đôi chân và 2 bàn tay một cách tự nhiên và tự do cũng như uốn cong, rướn người một cách thoải mái.
Lời khuyên: Khi quấn khăn cho bé, mẹ nên quấn cả cánh tay cho bé, còn phần thân phía dưới thì hơi nới lỏng ra để chân của bé được co duỗi thoải mái. Không nên dừng chăn hay tấm vải quá dày, để quấn cho bé, điều này sẽ làm bé toát mồ hôi, nóng bức, khó chịu hoặc gây ra rôm sảy, hăm tã. Thay vào đó, mẹ nên chọn chất liệu tã tự nhiên, có thể co giãn, thoáng khí. Đồng thời, mẹ chỉ nên quấn tã cho bé khi trẻ ngủ hoặc có việc ra ngoài, còn ban ngày mẹ nên để tay, chân bé được tự do hoạt động.
Thời điểm nên ngưng quấn khăn cho bé
Các chuyên gia khoa nhi khuyên rằng, khi trẻ được 1 tháng tuổi, mẹ đã có thể cắt giảm bớt thời gian quấn khăn cho bé. Ngay khi bé thức dậy, mẹ hãy bỏ khăn quấn ra cho bé, nếu không, bé sẽ ngày càng phụ thuộc vào khăn quấn và các kỹ năng vận động cơ bản của bé cũng sẽ kém phát triển hơn.
Những điều cần lưu ý khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Ngoài việc tìm hiểu ‘trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì? Các mẹ cần ghi nhớ một vài lưu ý sau đây khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh:
- Đừng quấn khăn quá chật hay quá lỏng: nếu quá lỏng, trẻ sẽ làm khăn tuột ra trong khi ngủ và rất dễ bị nhiễm lạnh. Ngược lại, quấn quá chặt sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi không được cựa quậy thoải mái. Hơn nữa, quấn quá chặt có thể khiến cho trẻ hầm, bí, dẫn đến tình trạng hăm tã, rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
- Khi thấy bé ra nhiều mồ hôi, chứng tỏ bé đang rất nóng, mẹ cần tháo khăn ra, lau mồ hôi và thay quần áo khô cho trẻ để tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây nhiễm lạnh. Sau đó, mẹ có thể quấn khăn lại cho bé nếu muốn.
- Hãy quan sát phản ứng của trẻ khi được quấn khăn để biết được thời điểm dừng việc này lại. Nhiều bà mẹ chọn mốc thời gian khi trẻ biết lật để ngừng việc dùng khăn quấn lại. Vì khi lớn hơn, trẻ sẽ hoạt động chân tay nhiều hơn trong lúc ngủ, cho nên khi bị bó buộc trẻ sẽ rất khó chịu, thậm chí là cáu gắt và không chịu ngủ yên, trừ khi là bạn tháo khăn ra.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi ‘Trẻ sơ sinh bị quấn tã chặt có hại gì?’ các mẹ có thể đọc và tự rút ra cho mình kinh nghiệm nuôi con đúng cách, khoa học nhất để bé lớn lên khỏe mạnh, thông minh.
Xem thêm:
- Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh
- Điểm danh những cách thay tã cho trẻ sơ sinh bạn cần biết
- Cần lưu ý những gì về sự tăng cân ở trẻ sơ sinh