Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên hút mũi không?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường khó thở - nhất là khi ngủ, dịch trong mũi có thể chảy xuống họng làm bé ho, viêm họng, dễ nôn ói khi ăn... Vây trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên hút mũi không? Hút mũi như nào là an toàn cho bé hết nghẹt mũi?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên hút mũi không? Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên hút mũi không?

Giai đoạn chuyển mùa thường là nguyên nhân dễ mắc các bệnh đường hô hấp - với sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Tuy không nghiêm trọng nhưng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường khó thở - nhất là khi ngủ, dịch trong mũi có thể chảy xuống họng làm bé ho, viêm họng, dễ nôn ói khi ăn... Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ thường băn khoăn trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thì có nên hút mũi không? Hút mũi như nào là an toàn cho bé hết nghẹt mũi?

1. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nên hút mũi không?

Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên bé rất dễ mắc cách bệnh cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi. Khi nghẹt mũi bé sẽ cảm thấy khó chịu, thở khò nghè, chán ăn và ngủ kém. Tình trạng nghẹt mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh chưa tự biết xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài khi bị nghẹt mũi vì vậy cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để giúp mũi bé thông thoáng đường thở. Tuy nhiên mẹ chỉ nên hút mũi khi bé bị ốm, nghẹt mũi, khó thở và tuyệt đối không nên lạm dụng việc hút mũi quá nhiều vì sẽ gây khô, rát niêm mạc mũi. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, tần suất hút mũi thích hợp là không quá 2 lần/ ngày.

2. Hướng dẫn hút mũi an toàn cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi sẽ gây khó khăn khi thở ở trẻ sơ sinh. Tuy hút mũi là một trong những cách đơn giản giúp mũi bé thông thoáng nhưng mẹ cần lưu ý hướng dẫn cách hút mũi an toàn cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi.

2.1 Chuẩn bị dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Hầu hết các mẹ đều mua dụng cụ hút mũi cho con luôn khi đi sắm đồ sơ sinh, dụng cụ này có thể là 1 ống bằng cao su hoặc 1 dụng cụ hút hình chữ u. Ống bóp dạng cao su giúp lấy dịch mũi bằng hơi được hít vào đầy trong bóng cao su, còn dụng cụ hít chữ u thì mẹ sẽ đặt 1 đầu ống vào mũi bé, đầu còn lại mẹ dùng miệng để hút. Bạn có thể chọn dụng cụ nào cũng được, miễn thấy lực hút vừa đủ để làm sạch cho con.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-nghet-mui-co-nen-hut-mui-khong-body-1
Ống hút mũi bằng cao su

2.2 Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi cần hút mũi như thế nào cho an toàn

Đầu tiên mẹ nên đặt bé nằm nghiêng trên một chiếc gối có độ cao vừa phải để giúp việc hút mũi dễ dàng hơn. Mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ từ 2 đến 3 giọt vào mũi bé để làm ẩm mũi cũng như loãng dịch nhầy giúp tránh tổn thương niêm mạc mũi khi hútSau đó mẹ cầm ống hút mũi bằng cách đặt ngón cái ở dưới đáy và ngón trỏ và ngón giữa giữ ở trên đầu, dùng ngón cái bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Giữ nguyên vị trí tay. Tiếp theo mẹ lưu ý nhẹ nhàng giữ đầu bé nằm yên và đặt ống hút vào một bên mũi của bé. Cuối cùng nhả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút dịch nhầy từ mũi bé ra ngoài. Khi dịch nhầy đã được hút vào, mẹ bỏ ống hút ra ngoài và bóp mạnh bầu bình để đẩy dịch nhầy ra khỏi ống. Lặp lại quá trình trên với bên mũi còn lại.

Sau khi thao tác hút mũi xong, mẹ nên giữ bé nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Khi đó, dòng nước muối sẽ sục đi tất cả mũi, nhớt trong mũi, sau đó chảy xuống họng và gây phản xạ nhợn ói một chút. Những lần đầu mẹ cứ để bé ói ra hết dịch mũi, những lần sau sẽ quen với phản xạ nuốt và dịch mũi không còn nhiều, bé sẽ không ói nữa. Sau hơn 10 giây, mẹ dùng tăm bông hoặc giấy khô sạch mềm xoắn lại và nhẹ nhàng đưa vào lau khô mũi cho bé.

Trong trường hợp nếu bé vẫn còn nghẹt mũi thì sau 5-10 phút, mẹ có thể nhỏ thêm 1 ít nước muối nữa nhưng lưu ý là không hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhiều hơn 2 lần / ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và không được sử dụng nước muối sinh lý hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho vấn đề tồi tệ thêm.

2.3 Làm sạch ống hút

Mẹ có thể làm sạch bằng xà phòng và nước ấm sau mỗi lần sử dụng: cho 1 ít nước có xà phòng vào trong ống hút, lắc, bóp, xả ra, sau đó làm lại nhiều lần với nước ấm. Sau khi rửa xong thì đặt ở nơi khô thoáng. Đây là bước quan trọng để tránh vi khuẩn lưu trú trong ống hút mũi, bảo đảm sức khỏe cho bé cho những lần tiếp theo.

3. Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-nghet-mui-co-nen-hut-mui-khong-body-2
Tuyệt đối không hút mũi cho bé nhiều hơn 2 lần/ ngày

Việc hút mũi sai cách cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sẽ ảnh hưởng không tốt đến mũi của bé. Vì vậy khi hút mũi cho bé, các bậc cha mẹ cần chú ý các điều sau đây:

  • Tuyệt đối không hút mũi cho bé nhiều hơn 2 lần/ ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Không hút mũi cho bé khi vừa ăn no xong vì dễ gây ói mửa. Thời gian khuyến cáo để hút mũi cho trẻ nghẹt mũi là sau khi ăn 30 phút hoặc lúc bé đang ngủ.
  • Mẹ phải dùng ống hút, tuyệt đối không được dùng miệng để hút trực tiếp dịch nhầy khi bé bị nghẹt mũi. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu sẽ dễ lây nhiễm các loại virus từ mẹ.
  • Mẹ chỉ được sử dụng thuốc nhỏ mũi phù hợp với trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nếu sau 1 ngày bé vẫn nghẹt mũi thì nên đưa bé đến khám bác sĩ.

Xem thêm:

  • Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?
  • Hút mũi cho trẻ sao cho đúng cách không phải bố mẹ nào cũng biết
  • Có nên hút nước mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng không?