Trẻ sơ sinh bị ho kèm ngạt mũi: Mẹ phải làm sao?

Những bệnh về đường hô hấp như ho, ngạt mũi, thở khò khè thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ. Mặc dù được giữ ấm và chăm sóc cẩn thận nhưng trẻ vẫn mắc bệnh, thậm chí là bị nhiều lần. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan về triệu chứng này.

Trẻ sơ sinh bị ho kèm ngạt mũi: Mẹ phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị ho kèm ngạt mũi: Mẹ phải làm sao?

Những bệnh về đường hô hấp như ho, ngạt mũi, thở khò khè thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ. Mặc dù được giữ ấm và chăm sóc cẩn thận nhưng trẻ vẫn mắc bệnh, thậm chí là bị nhiều lần. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan về triệu chứng này.

1. Trẻ sơ sinh đang bú mẹ là đối tượng rất dễ ho và ngạt mũi

Khi giao mùa, khí hậu thời tiết dễ thay đổi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ đang bú sữa mẹ. Đây là những đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên các vấn đề về tại, mũi, họng thường được cha mẹ đặc biệt quan tâm.

Ho, ngạt mũi khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho và ngạt mũi

Nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh, mẹ sẽ dễ dàng có những biện pháp phòng tránh cho trẻ khỏi ho, ngạt mũi:

- Cảm lạnh là một nguyên nhân phổ biến gây nên những triệu chứng cho đường hô hấp ở trẻ. Khi thời tiết thay đổi, việc cho trẻ mặc không đủ ấm hoặc quá ấm sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị ho.

- Ho, nghẹt mũi cũng có thể nguyên nhân xuất phát từ bệnh cảm cúm. Các mẹ cần phân biệt cảm cúm với cảm lạnh. Nếu trẻ bị cảm cúm thông thường sẽ có triệu chứng như ho, ngạt mũi, sổ mũi, kèm theo đó là đau họng, hắt hơi, chảy nước mắt. Cong cảm cúm khiến cơ thể mệt mỏi hơn, có thể bị đau ê ẩm , đau họng và không muốn ăn. Khi trẻ lười bú, rất có thể do đau họng do bệnh cúm gây nên.

- Đối với trẻ sơ sinh, hiện tượng ngạt mũi không kèm theo dấu hiệu nào khác có thể do nước này bào thai vẫn còn tồn đọng, chưa được xử lý.

- Dị ứng cũng khiến trẻ ho, ngạt mũi, hắt hơi, mắt đỏ, ngứa và hay quấy khóc.

- Ngạt mũi, chảy nước mũi do vị vật gây nên khiến bé khó chịu, đau đớn cho bé. Ba mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

3. Chữa ho và cảm cúm ở trẻ sơ sinh không cần thuốc

Khi trẻ bị mắc bệnh, cha mẹ thường muốn điều trị nhanh chóng nhất cho trẻ, muốn trẻ không phải chịu đựng bất kì một triệu chứng khó chịu nào, nên thường tự ý mua thuốc để điều trị. Mặc dù dùng thuốc điều trị có hiệu quả trước mắt nhanh, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức sức khỏe về về lâu dài.

Để xử lý một cách an toàn và hiệu quả các triệu chứng ho, ngạt mũi ở trẻ, dưới đây là một số lưu ý và phương pháp điều trị:

Tạo độ ẩm không khí sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu

Độ ẩm không khí thích hợp khiến bé cảm thấy dễ thở hơn, xoa dịu cơn ho và ngạt mũi. Mẹ cũng có thể tắm xông hơi từ 15-20 phút cho bé, trong đó, cứ 5 phút lại cho trẻ ra ngoài. Khi tắm có thể kết hợp với mát-xa

Cho bé tăng cường bú mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé, chống lại bệnh tật. Trẻ sơ sinh, trẻ đang bú sữa mẹ khi có biểu hiện bệnh lý về đường hô hấp, mẹ hãy tăng cường lượng sữa cho bú mỗi ngày, chia nhỏ thành nhiều bữa.

Sữa mẹ là phương pháp điều trị ho hiệu quả.

- Bên cạnh đó, mẹ cung có thể điều trị ho cho trẻ bằng các chế phẩm thiên nhiên lành tính và an toàn cho trẻ.

- Nếu các triệu chứng ở trẻ quá nặng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

- Ngoài tra chúng ta còn có thể điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ bằng cách: Xông hơi, sử dụng nước muỗi hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi cho trẻ. Đây cũng là những biện pháp được nhiều bà mẹ áp dụng.

Như vậy, ho, ngạt mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ đang bú sữa mẹ thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ phải theo dõi và nắm bắt tình hình của bé để có những biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất.