Trẻ sơ sinh bị ho đờm kéo dài mẹ phải làm sao?
Ho đờm kéo dài thường là triệu chứng điển hình của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, ho gà, viêm tiểu phế quản, viêm tắc thanh quản,...Trẻ sơ sinh bị ho đờm kéo dài mẹ phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị ho đờm kéo dài mẹ phải làm sao?
Nguyên nhân và biểu hiện ho khi trẻ sơ sinh bị ho đờm kéo dài
Thông thường, sự thay đổi thời tiết đột ngột, thời tiết thất thường ở thời điểm giao mùa thường khiến trẻ sơ sinh bị ho, bị ốm. Hệ miễn dịch, sức đề kháng, sức chống chịu bệnh tật của trẻ còn yếu là nguyên nhân chính khiến cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường, dẫn đến ốm và ho. Ho khi thời tiết thay đổi có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Ho chỉ là một hiện tượng thông thường: thường bắt đầu và kết thúc sau vài ngày kể từ khi hiện tượng này khởi phát.
- Ho là triệu chứng của bệnh: Loại ho này thường kéo dài trên 1 tuần kèm theo đờm, đôi khi có cả hiện tượng sốt.
Dưới đây là danh sách 7 loại bệnh gây nên tình trạng trẻ bị ho lâu ngày, ho đờm kéo dài (trên 7 ngày), cùng các triệu chứng đi kèm:
Trẻ sơ sinh bị ho đờm đờm kéo dài bố mẹ phải làm sao?
Như vậy, chúng ta có thể thấy, trẻ sơ sinh bị ho đờm không chỉ do một mà còn do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau gây ra. Chính vì vậy, nếu trẻ bị ho đờm kéo dài (từ 1 tuần trở nên), bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời. Bởi vì, nếu trẻ bị ho do bệnh ho gà chẳng hạn, nếu để lâu ngày, bệnh thường tiến triển nặng gây nên suy hô hấp và dẫn tới tử vong.
Đồng thời, bố mẹ cũng cần lưu ý cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị ho lâu ngày, ho đờm kéo dài:
Dinh dưỡng
- Cho trẻ bú thường xuyên để tăng sức đề kháng, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
- Bổ sung thêm nước để bù lượng nước bị mất, làm loãng dịch tiết, đờm giúp trẻ ho dễ dàng.
Môi trường sinh sống của trẻ
- Sạch sẽ, kín gió và ấm áp.
- Không nên để quạt hay điều hòa thốc thẳng vào người bé,
- Giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều người để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn, khiến ho nặng hơn.
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Đặc biệt, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hay sử dụng các phương pháp làm loãng đờm, hút đờm mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì điều này có thể khiến niêm mạc mũi còn non nớt của trẻ dễ bị tổn thương.
Xem thêm:
- Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và kinh nghiệm khắc phục
- Mách mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh bị ho
- Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị ho gà mẹ nên biết