Trẻ sơ sinh bị hăm tã, dùng thuốc gì cho hiệu quả?

Hăm tã là tình trạng dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé bị hăm, việc chăm sóc và sử dụng kem, thuốc đúng cách sẽ giúp vùng da tổn thương mau lành. Trẻ sơ sinh bị hăm tã, dùng thuốc gì cho hiệu quả? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cùng HoiBenh tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh bị hăm tã, dùng thuốc gì cho hiệu quả? Trẻ sơ sinh bị hăm tã, dùng thuốc gì cho hiệu quả?

Hăm tã là tình trạng dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé bị hăm, việc chăm sóc và sử dụng kem, thuốc đúng cách sẽ giúp vùng da tổn thương mau lành. Trẻ sơ sinh bị hăm tã, dùng thuốc gì cho hiệu quả? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cùng HoiBenh tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?

Theo nghiên cứu của giáo sư Krafchick-Trưởng khoa da liễu tại Đại học Toronto, Canada cho biết, có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã. (*)

Hăm tã là bệnh không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng song các mẹ cần quan tâm và điều trị bệnh cho bé, bởi nó sẽ làm cho sức khỏe và sự phát triển ở bé như biếng ăn, cáu gắt, khóc đêm và sụt cân...

Nguyên nhân gây ra hăm tã là do làn da của bé mỏng, không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu.

(*) Theo Dân Việt

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-ham-ta-dung-thuoc-gi-cho-hieu-qua-body-1

Biểu hiện trẻ bị hăm tã

Các mẹ lưu ý, khi có những biểu hiện dưới đây, bé đã có nguy cơ bị hăm tã. Cụ thể:

- Vùng da trên cơ thể, đặc biệt là ở bẹn, vùng cổ, cánh tay đỏ tấy; trẻ bị viêm da quanh hậu môn; trẻ bị dị ứng, màng da phát ban kèm theo ngứa ngáy

- Ngoài ra, trẻ bị viêm da Seborrheic, đây là loại bệnh xuất hiện những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác. Hoặc viêm da Candida- một tượng các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi.

- Cũng có thể, bé mắc bệnh chốc lở khi đó vùng da bỏng rộp, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu. Hoặc vùng da không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng.

- Có thể bị viêm da do ma sát bởi làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị hăm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu.

Chữa hăm tã ở trẻ bằng những loại thuốc nào?

Trường hợp hăm tã nhẹ, các mẹ chỉ cần bôi kem chống hăm vào các vết hăm. Vì làn da trẻ nhỏ có cơ chế bảo vệ vô cùng non yếu nên các mẹ lưu ý lựa chọn kem chống hăm có chứa chất dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé, giúp da nhanh hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy.

Hoặc các mẹ có thể chọn loại thuốc chống hăm có chứa lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên) cũng có thể chữa hăm da cho bé rất tốt. Bởi Lanolin là hoạt chất được sản sinh từ tuyến bã nhờn của cừu, có cấu tạo lipid gần gũi với chất bã nhờn của người. Lanolin vừa có chức năng tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân mà lại không ngăn cản sự trao đổi khí ở da bé, giúp da bé luôn khỏe mạnh. Loại kem có thành phần là kẽm oxyt hoặc có chiết xuất hydrocarbon cũng phù hợp để chống hăm cho bé, giữ vùng da bị ngứa không dính nước tiểu.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-ham-ta-dung-thuoc-gi-cho-hieu-qua-body-2

Các mẹ lưu ý, không nên dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương. Đồng thời, các mẹ không nên sử dụng các loại kem thoa có chứa corticoid trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cách sử dụng.

Nếu bị hăm ở dạng nặng hoặc có mủ, cách tốt nhất là không bôi kem. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé rồi nên nhúng mông của bé vào chậu nước có pha baking soda (một bát nhỏ baking soda vào một chậu nước). Cách này giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu sau đó lau khô bằng khăn mềm.

Với trường hợp nặng, hăm tã có bội nhiễm hoặc do nhiễm nấm ngày càng nặng hơn thì phải đưa bé đi khám để dùng thuốc. Bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng bội nhiễm để kê thuốc cho bé. Có thể bé phải dùng thuốc hạ sốt acetaminophen (nếu bé sốt cao), thuốc kháng sinh đường uống (nhóm beta lactam, các cephalosporin...) khi bội nhiễm lan rộng, sử dụng dung dịch vệ sinh làm sạch vùng da bị tổn thương, kèm thuốc kháng khuẩn có chứa kháng sinh, corticoid bôi tại chỗ. Trường hợp bội nhiễm theo dạng viêm da thì phải cho bé dùng thuốc theo phác đồ trị viêm da.

Nếu hăm tã có dấu hiệu nhiễm nấm thì phải dùng kem chống nấm. Các loại thuốc thông dụng là nystatin, miconazole, clotrimazole và ketoconazole bôi lên vùng da tổn thương theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng loại kem imidazol hay kem nystatin kết hợp với một loại kem có steroid, giúp thương tổn mau lành hơn.

Các bài thuốc dân gian chữa hăm tã ở trẻ các mẹ cần biết

Lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí.

Lá trầu không có tác dụng như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Sau đó, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-ham-ta-dung-thuoc-gi-cho-hieu-qua-body-3

Lá khế

Với phương thuốc này, các bậc phụ huynh sử dụng lá khế rồi rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó, các mẹ lấy miếng vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lá chè xanh

Lá chè/trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trị hăm tã. Trong đó, các mẹ có thể sử dụng búp chà xanh hoặc trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với lá chè xanh, các mẹ có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong lá chè xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

Cây mã đề

Cây mã đề có tác dụng chữa hăm cho trẻ rất hiệu quả, các mẹ chỉ cần dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi để ráo nước và vò nát. Sau đó, các mẹ dùng nước lá cây mã đề đó thoa nhẹ nước lên da bé làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

Búp ổi non

Các mẹ lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-ham-ta-dung-thuoc-gi-cho-hieu-qua-body-4

Cây cỏ sữa

Đối với bài thuốc dân gian này, các mẹ lấy từ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

Dầu ô liu

Nếu các mẹ không tìm được các nguyên liệu trên có thể dùng dầu ô liu rồi xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vết hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn nhúng qua nước cỏ roi ngựa và chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.