Trẻ sơ sinh bị dị ứng bỉm phải làm sao?
Trẻ sơ sinh có làn da khá nhạy cảm, chỉ cần 1 tác động nhỏ có thể ảnh hưởng đến làn da của bé, gây kích ứng, mẩn ngứa. Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng bỉm phải làm sao? đó là câu hỏi của không ít bà mẹ bỉm sữa lần đầu sinh con.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng bỉm phải làm sao?
Trẻ sơ sinh có làn da khá nhạy cảm, chỉ cần 1 tác động nhỏ có thể ảnh hưởng đến làn da của bé, gây kích ứng, mẩn ngứa. Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng bỉm phải làm sao? đó là câu hỏi của không ít bà mẹ bỉm sữa lần đầu sinh con.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị dị ứng bỉm
Khi dùng một loại bỉm mới ngay lần đầu tiên, bé đã bị nổi mẩn hoặc mụn khắp mông hay vùng bẹn, bụng dưới.
Một số bé khác có biểu hiện đau rát, ủng đỏ, bong da ở những chỗ tiếp xúc trực tiếp với bỉm.
Da bé bị loét, hậu môn bị đỏ, đồng thời bé khóc khi đi tiểu hoặc đi vệ sinh 'nặng', nước tiểu có mùi hôi.
Biểu hiện nặng nhất của trẻ bị dị ứng bỉm là bé sốt và nổi mẩn đỏ khắp người.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng bỉm phải làm sao?
Nếu chỉ bị nhẹ và nguyên nhân do chuyển sang loại bỉm mới khiến trẻ không quen và cơ thể trẻ có phản ứng thì chỉ cần thay bỏ và dung thuốc bôi là hết nhưng nếu là tình trạng nặng thì không tốt chút nào.
Dù cho chỉ bị nhẹ thì việc sử dụng bỉm gây dị ứng sẽ khiến trẻ khó chịu, bí bách, dễ quấy khóc, cáu gắt dẫn đến tới biếng ăn, bỏ bú, để lâu sẽ làm cho trẻ mệt mỏi và không có giấc ngủ ngon.
Trẻ bị dị ứng bỉm có thể xuất hiện tình trạng lở loét mông, đỏ hậu môn, mẩn ngứa khắp người, sốt. Những dấu hiệu này đều không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời thì có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn, có thể ảnh hưởng đến làn da và cơ thể của trẻ.
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bỉm
Ngay lập tức bố mẹ cần tháo bỏ bỉm cho trẻ vì nếu tiếp tục đóng bỉm, kể cả là dùng loại bỉm khác, vết dị ứng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Tránh sử dụng mọi loại hóa chất khi trẻ đã bị dị ứng như khăn ướt, xà phòng, sữa tắm.
Theo dõi trong vài giờ sau khi đã loại bỏ bỉm, không dùng bất cứ loại hóa chất nào xem chỗ bị dị ứng có dấu hiệu giảm nhẹ hoặc dịu đi không.
Có thể sử dụng kem chống hăm nếu như trẻ chỉ bị dị ứng nhẹ. Với trẻ bị nặng, vùng nổi mẩn và mụn nhiều, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị để tránh trường hợp dùng sai thuốc khiến cho làn da nhạy cảm của trẻ bị tổn thương, bỏng rát và biến chứng nguy hiểm.
Cách chọn bỉm chuẩn và an toàn cho bé
Dưới đây sẽ chỉ cho bố mẹ cách chọn bỉm “chuẩn” và an toàn cho con, hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có khi sử dụng bỉm.
Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, đồng thời dùng 1 miếng vải màn (vải xô) mềm, gấp lại để có độ dày vừa phải, rồi đặt lót cho trẻ. Khi trẻ tiểu hoặc đi ngoài, mẹ nên thay ngay chiếc lót khác để giữ vệ sinh cho trẻ.
Sau năm đầu tiên, số lần đi tiểu của trẻ giảm nhiều và có thể tập cho trẻ thói quen tiểu chủ động theo thời gian nhất định (trẻ từ 13 – 30 tháng tuổi sẽ đi tiểu từ 10 – 14 lần/ ngày). Đối với các bé trai, cha mẹ nên căn giờ đi tiểu hoặc khi có dấu hiệu dự báo trẻ sắp tiểu, hãy lấy một chiếc cốc nhựa nhỏ hứng để không thấm ra lót.
Khi di chuyển trên đường hoặc đêm khuya, lúc trẻ ngủ say, cha mẹ có thể đóng bỉm cho trẻ để quần áo trẻ luôn khô ráo và giấc ngủ đêm được ngon lành, điều đó cũng giúp cha mẹ không phải thức giấc để thay tã lót cho con.
Trẻ càng lớn càng ít ăn đêm, tần suất đi tiểu cũng giảm, bên cạnh đó trẻ cũng có thể kiểm soát được nhu cầu bài tiết của bản thân, cha mẹ nên dần tập cho bé thói quen không dùng bỉm trong giai đoạn này.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng bỉm phải làm sao - điều đó sẽ phụ thuộc vào tình trạng dị ứng và cách khắc phục mà bố mẹ lựa chọn. Để con trẻ không bị dị ứng với bỉm, cách tốt nhất, cha mẹ nên nghiên cứu kĩ làn da của con để lựa chọn những loại bỉm thật sự phù hợp.
Xem thêm:
- Bí quyết chọn bỉm thích hợp cho bé: Các mẹ đã biết chưa?
- Dùng bỉm hay tã vải tốt hơn đối với trẻ
- 6 ưu điểm khi sử dụng bỉm bạn nên biết