Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng là điều bố mẹ cảm thấy lo lắng nhất, bé sơ sinh chưa có khả năng tương tác với bố mẹ cho nên rất khó để phát hiện những dấu hiệu của bé. Vậy trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao? Mời các độc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng là điều bố mẹ cảm thấy lo lắng nhất, bé sơ sinh chưa có khả năng tương tác với bố mẹ cho nên rất khó để phát hiện những dấu hiệu của bé. Vậy trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao? Mời các độc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ sơ sinh

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở trẻ sơ sinh, dưới đây có thể là những nguyên nhân chính dẫn đến bé sơ sinh bị đau bụng như:

Bé bị dị ứng với sữa: Có những mẹ sinh mổ thì thời gian sau khi sinh chưa thể cho bé bú được nên phải cho bé bú sữa công thức, và vô tình bé lại bị dị ứng với sữa công thức. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở bé sơ sinh. Hoặc khi bé bú sữa mẹ bé cũng bị dị ứng, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt cho nên bé không có khả năng chống cự lại với những vi khuẩn.

Nguyên nhân thứ 2 có thể là do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không được đảm bảo cho nên khi cho bé bú cũng bị ảnh hưởng và làm cho bé bị đau bụng. Có nhiều bà mẹ chia sẻ rằng khi giảm một số lượng trứng, sữa, đậu phộng... trong thành phần bữa ăn của mình và nhận thấy em bé ít quấy khóc và ít đi ngoài hơn.

Khi cho bé bú sữa ngoài nhiều cũng là nguyên nhân làm cho bé bị đau bụng vì vậy bác sĩ khuyên mẹ cho em bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường. Riêng đối với những mẹ ít sữa, không đủ cho bé bú thì có thể bổ sung thêm sữa công thức nhưng trước khi mua phải chọn loại sữa nào có thành phần tương đương với sữa mẹ để bé có thể dễ dàng thích nghi.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-dau-bung-phai-lam-sao-body-1

2. Những biểu hiện bé sơ sinh bị đau bụng mà có thể mẹ không biết

Như đã nói ở trên, bé sơ sinh còn quá nhỏ, không có khả năng tương tác cho nên bố mẹ rất khó mà nhận biết được những dấu hiệu của bé. Chúng tôi có chia sẻ cho các bậc phụ huynh một vài dấu hiệu cho bố mẹ nhận biết được trạng thái của bé để kịp thời can thiệp.

  • Bé sẽ khóc nấc lên, khóc dai dẳng và không rõ nguyên nhân. Bé rất khó chịu với mọi chiêu trò của bố mẹ.
  • Bé nằm co người lại, bụng gò lên, tay nắm chặt lấy vật gì đó, khóc ré lên... đó là những dấu hiệu chứng tỏ cơn đau đang hoành hành lấy bé
  • Bé đi ngoài bất thường (bất thường về giờ giấc, màu sắc,...)
  • Bé không muốn bú sữa
  • Da tái nhợt nhạt, xanh xao và bị nôn.

Lúc này bố mẹ phải thật bình tĩnh, không được cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào nếu như không có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

3. Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao?

  • Không tự ý cho bé uống bất cứ thuốc gì: Nếu mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh bị đau bụng và muốn cho bé uống thuốc giảm đau để con hết khóc thì đây thật sự là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và yếu ớt nên các loại thuốc ngay cả khi là thuốc cho trẻ, cũng sẽ là có hại với sức khỏe của bé nếu nó không phù hợp. Cách tốt nhất khi quan sát và nghi ngờ bé bị đau bụng , mẹ nên đưa con đi bác sỹ hoặc đến bệnh viện kiểm tra, để bé được chẩn đoán chính xác, uống đúng thuốc, trị đúng bệnh nhé.
  • Không nên cáu gắt với bé: Đối với một số cha mẹ nóng tính thì khi thấy con khóc dữ dội mà lại dỗ không được thì chắc chắn sẽ rất bực mình, dẫn đến việc quát nạt hoặc đánh bé. Nhưng điều này thật sự là không nên đâu các mẹ, bởi vì nếu bé khóc gắt và dai dẳng thường xuyên thì xác suất bé bị bệnh là khá cao, đặc biệt là khi bị đau bụng. Vì vậy, mẹ nên bình tĩnh để dỗ dành con đang khóc, chẳng hạn mẹ có thể dùng đồ chơi để phân tán sự chú ý của bé, hoặc hát ru bé ngủ nhằm giúp con quên đi cơn đau bụng cũng khá ổn đấy.
  • Mát-xa bụng cho bé: Việc trẻ sơ sinh bị đau bụng tuy không thể xác định được nguyên nhân chủ yếu nhưng đa số lý do đều có thể nghiêng về việc trẻ bị khó tiêu hay đầy hơi. Vì vậy, mẹ hãy mát-xa bụng cho bé sau khi ăn khoảng 30 phút theo chiều kim đồng hồ để bé dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, sau mỗi cữ bú, mẹ cũng nên giúp bé ợ hơi bằng cách bế đứng con lên và vỗ nhẹ lưng để trẻ không cảm thấy khó chịu sau khi bú no nhé.
  • Hạn chế cho bé bú sữa công thức: Việc cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức quá sớm luôn đem lại nhiều hiểm họa tiềm tàng cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Bởi vì việc vệ sinh bình sữa không đảm bảo sạch sẽ, núm vú giả không phù hợp hay chất lượng bột pha sữa không tốt đều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đường ruột của bé và khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng đấy mẹ. Do đó, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ngay từ đầu, để hạn chế việc bé gặp các vấn đề về tiêu hóa nhé.
  • Chú ý đến thực đơn ăn uống của mẹ: Sữa mẹ luôn là “sản phẩm” được tạo ra từ những gì mẹ đã ăn. Vì thế, nếu mẹ ăn phải thức ăn lạ, có hại cho hệ tiêu hóa thì chắc chắn khi bé bú vào cũng sẽ bị đau bụng đấy. Do đó, khi đang trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ , các mẹ nên đặc biệt lưu tâm đến việc mình ăn gì mỗi ngày để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhé.
vicare.vn-tre-so-sinh-bi-dau-bung-phai-lam-sao-body-2
  • Đưa bé đến bệnh viện: Trẻ sơ sinh bị đau bụng luôn khó nhận biết hơn các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé có những dấu hiệu khác như nôn ra máu, da dẻ tái nhợt hoặc thân nhiệt tăng cao...thì nên đưa con đến bệnh viện gần nhất và thật nhanh chóng, để bé được chữa trị kịp thời nhé.

Như vậy, qua những thông tin được chia sẻ ở trên hẳn các mẹ đã tự trả lời được câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao?”. Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể nguy hiểm hoặc không, tuy nhiên nếu mẹ chủ quan và không quan sát kỹ lưỡng, để xử lý kịp thời, cho bé được chữa trị sớm thì bé hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, HoiBenh hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ luôn bình tĩnh, biết cách dự đoán tình trạng sức khỏe của bé, để chăm sóc trẻ tốt hơn.

Xem thêm:

  • Trẻ bị đau bụng dưới rốn là mắc bệnh gì?
  • Nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ bị đau bụng
  • Mẹ bầu nên ăn gì để trẻ không bị đau bụng