Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn không?

Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là nhiệm vụ khó khăn và lạ lẫm với nhiều bậc cha mẹ, nhất là với những người mới có con lần đầu. Trong các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh thì việc trẻ sơ sinh bị chướng bụng là dấu hiệu thường gặp hơn cả. Vậy khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng thì bố mẹ nên làm gì để tốt nhất cho con?

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn không? Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn không?

Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là nhiệm vụ khó khăn và lạ lẫm với nhiều bậc cha mẹ, nhất là với những người mới có con lần đầu. Trong các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh thì việc trẻ sơ sinh bị chướng bụng là dấu hiệu thường gặp hơn cả. Vậy khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng thì bố mẹ nên làm gì để tốt nhất cho con?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chướng bụng

Trẻ sơ sinh có thể bị chướng bụng nếu khi mẹ cho bé bú bình, bé sẽ nuốt phải không khí, hoặc trẻ ti mẹ nhưng lại ngậm không chặt, miệng không kín dẫn đến việc bú không đủ sữa và nuốt phải không khí bên ngoài. Trẻ háu ăn là trẻ dễ nuốt phải không khí hơn. Khóc nhiều cũng là một nguyên nhân khiến trẻ đầy bụng bởi trẻ nuốt không khí trong khi khóc. Nuốt phải không khí là nguyên nhân chủ yếu gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng chưa được phù hợp cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chướng bụng. Nhiều phụ huynh do không biết nên cho trẻ ăn dặm sớm (từ trước 5-6 tháng tuổi), hay cho ăn cơm sớm (khi trẻ chưa mọc đủ răng hàm), hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa được. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng lại trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bị chướng bụng.
vicare.vn-tre-so-sinh-bi-chuong-bung-co-nen-thut-hau-mon-khong-body-1

Đối với trẻ sơ sinh thì việc bố mẹ ép hoặc cho bé ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây ra sự cản trở đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Thể tích dạ dày (bao tử) và chiều dài ruột tỉ lệ thuận với độ tuổi của trẻ. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì thế mà ăn mỗi lần được rất ít, cần phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày trẻ mới nạp đủ nhu cầu năng lượng cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nếu trẻ bị ép ăn quá nhiều một lúc hoặc khi chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết bố mẹ đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu hóa được bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi cầu hay chướng bụng ở trẻ. Bên cạnh đó, một số trẻ khả năng tiêu hóa kém một số loại thức ăn như: thức ăn nhiều dầu mỡ, nếp, xôi, bánh chưng, bánh tét, ... Cha mẹ không biết lại cho trẻ ăn dẫn đến kết quả là trẻ bị ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng.

Vậy trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn không?

ThS. Nguyễn Kiên Cường, Y học Dự phòng, Viện Y học dự phòng Quân đội đưa ra lời khuyên rằng khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng, bố mẹ không nên sử dụng thuốc thụt cho bé nhiều lần mà chỉ sử dụng thuốc thụt khi bé thực sự bị táo bón (thường hay kêu khóc khi đi ngoài, trẻ đi ngoài khó khăn, người thường ưỡn lên nhằm trợ giúp cho việc rặn do các cơ thành bụng của trẻ còn yếu). Việc sử dụng thuốc thụt nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi ngoài tự nhiên của bé sau này.
vicare.vn-tre-so-sinh-bi-chuong-bung-co-nen-thut-hau-mon-khong-body-2

Hạn chế sự chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Để tránh bé bị đầy hơi, là nguyên nhân chính gây nên nôn trớ, sau mỗi cữ bú của con mẹ nên bế trẻ cao đầu, có thể kết hợp vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé để giúp cho hơi trong ổ bụng khi bé bú được thoát ra ngoài dễ dàng.

Mẹ cũng có thể xoa bụng cho bé bằng cách xoa dọc theo khung đại tràng và theo chiều kim đồng hồ. Việc xoa bụng cho bé có tác dụng hỗ trợ giúp làm tăng nhu động ruột dẫn đến tránh táo bón. Việc xoa bụng mẹ nên thực hiện ngày 1-2 lần cách xa các cữ bú.

Hoặc mẹ cũng có thể áp dụng cách dân gian như lấy tỏi đã nướng chín, quấn vào trong khăn mỏng để không gây bỏng da cho bé. Dùng tỏi đó để trên rốn bé trong vòng 15 phút để chữa đầy bụng.

Khi mẹ áp dụng những cách trên mà vẫn chưa thấy hiệu quả, trẻ vẫn thường xuyên nôn trớ, đầy bụng thì mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ.

Việc trẻ sơ sinh bị chướng bụng là hiện tượng khá thường gặp, bố mẹ không cần quá lo lắng. Cũng không nên áp dụng phương pháp thụt hậu môn quá nhiều. Chỉ cần chú ý chế độ dinh dưỡng áp dụng cùng một số phương pháp khác phục sự chướng bụng nhé nhàng cho trẻ, trẻ sẽ sớm hết tình trạng này.