Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?

Tháng thứ 7 được xem là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của bé. Nắm được các thông tin liên quan đến sự phát triển của bé trong từng giai đoạn là vô cùng quan trọng đối với cha mẹ. Vậy trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa? Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?

Tháng thứ 7 được xem là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của bé. Nắm được các thông tin liên quan đến sự phát triển của bé trong từng giai đoạn là vô cùng quan trọng đối với cha mẹ. Vậy trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?

Theo như bảng chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ em Việt Nam thì trẻ 7 tháng tuổi sẽ có cân nặng trong khoảng: 7.4-9.2 kg đối với trẻ nam và 6.8-8.6 kg đối với trẻ nữ thì được coi là bình thường.

  • Tương ứng với cân nặng là chiều cao, trẻ 7 tháng tuổi có chiều cao chuẩn là trong khoảng 67-71 cm đối với trẻ nam và 65-69 cm đối với trẻ nữ.
  • Nếu bé nhà bạn có chỉ số chiều cao, cân nặng dưới mức tiêu chuẩn trên thì bé được coi là có nguy cơ suy dinh dưỡng, còn nếu cao hơn thì tức là bé đang có mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp, nếu bé có chỉ số cân nặng cao hơn mà mức chiều cao tại mức hoặc dưới mức thì sẽ gọi là thừa cân, có nguy cơ béo phì.
  • Nếu như trong 6 tháng đầu đời, bé tăng cân với mức trung bình là 0.6-1kg/ tháng thì sang 6 tháng tiếp theo, mỗi tháng trẻ sẽ chỉ tăng trung bình 0.4-0.7kg. Cha mẹ có thể quan sát sự tăng trưởng của con đều đặn qua các tháng như vậy tức là bé đang phát triển bình thường về thể chất.
  • Tuy nhiên, tùy vào tình trạng thể chất của mỗi bé khác nhau nên tốc độ tăng trưởng của mỗi bé cũng sẽ không giống nhau. Đôi khi trẻ có thể nhẹ cân tại một thời điểm nào đó, tuy nhiên theo dõi cả quá trình thì bé lại phát triển đều và khỏe mạnh, điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Nếu bé không đạt được tốc độ tăng trưởng như khoảng trung bình vừa được nêu, hoặc sự phát triển có chậm hơn hoặc nhanh hơn một chút thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy theo dõi con thường xuyên hơn để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến sự tăng trưởng của bé, từ đó có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.
HoiBenh.vn-tre-so-sinh-7-thang-tuoi-nang-bao-nhieu-kg-la-vua-body-2
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?

Một số thắc mắc liên quan đến chủ đề cân nặng và cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi

Cho trẻ 7 tháng tuổi ăn gì để bé lớn nhanh và khỏe mạnh?

  • Khi trẻ 7 tháng tuổi, đây sẽ là thời điểm thích hợp để trẻ tập ăn dặm. Ngoài những thực phẩm đã quen thuộc với bé ở tháng thứ 6, sang tháng thứ 7, mẹ có thể cho bé làm quen với một số thực phẩm mới như: đậu xanh, tôm, cá, trứng, thịt bò, bí đỏ, cam quýt, váng sữa, sữa chua...
  • Thành phần một bữa ăn của bé cũng phải đảm bảo đầy đủ 3 thành phần chính: tinh bột ( cơm, cháo...); chất xơ ( rau, củ...); chất đạm ( thịt, cá, trứng...).
  • Cùng với đó, mẹ cũng nhớ tăng cường bổ sung các loại vitamin: A, B1, C, các khoáng chất: sắt, protein, vitamin D, omega3, canxi...
  • Để tăng cân nhanh và có một sự phát triển toàn diện thì trẻ vẫn phải được bú sữa mẹ đều đặn và đầy đủ, mẹ không nên giảm lượng sữa tại thời điểm này, do lúc này với bé sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Mẹ hãy tăng mức độ đậm đặc của thức ăn lên, chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn vặt bằng các loại trái cây giàu năng lượng: chuối, bơ, táo...

Bé 7 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không?

  • Hầu hết các bé đã mọc răng ở 6-7 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, trẻ mọc răng muộn và phải sang tháng thứ 8, 9 thì bé mới bắt đầu mọc răng.
  • Cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề trẻ mọc răng muộn một vài tháng, hãy cho bé ăn, ngủ, chơi... một cách bình thường.
  • Bé thiếu canxi thường mọc răng chậm hơn so với các bé khác, do vậy, mẹ cần bổ sung các bữa ăn giàu canxi cho bé.
  • Nếu sau 17 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc răng hoặc có vấn đề nào về sức khỏe thì bố mẹ hãy cho bé đi khám.

Bé 7 tháng tuổi đã biết làm những gì?

  • Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu phát triển được tính độc lập và thể hiện tính cách cá nhân. Độ tuổi này, bố mẹ có thể được chứng kiến rất nhiều thay đổi của bé như bé có thể ngồi vững hơn, thích di chuyển và khả năng di chuyển cũng tốt hơn rất nhiều, trẻ đã có thể tự giữ cốc nước, cầm muỗng để tự ăn dù chưa thành thạo...
  • Trẻ 7 tháng tuổi sẽ tỏ ra thích thú với những món đồ chơi và bé sẽ vui hơn nhiều nếu cha mẹ chơi cùng bé. Vì vậy ở giai đoạn này, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để quan sát sự thay đổi của con cũng như cùng con phát triển tư duy giai đoạn đầu đời.
  • Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu phân biệt được lạ và quen, cảm nhận được lời nói cũng như cử chỉ, hành động của người xung quanh. Bố mẹ hãy trò chuyện với con nhiều hơn để giúp con nhanh nói và phát triển cảm xúc cũng như ngôn ngữ của trẻ.
HoiBenh.vn-tre-so-sinh-7-thang-tuoi-nang-bao-nhieu-kg-la-vua-body-3
Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu phát triển được tính độc lập và thể hiện tính cách cá nhân

Lời khuyên dành cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé: cố gắng giữ vệ sinh nhà cửa, đồ dùng hay đồ chơi của bé. Đặc biệt bố mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh thân thể cũng như bàn tay cho trẻ, do trẻ chưa tự có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tại thời điểm này.

  • Cho trẻ ăn những thức ăn cầm tay: chuối, bánh quy... để tập nhai và tập cách tự ăn. Tốt nhất là bố mẹ hãy cho bé ăn tại một chiếc bàn ăn riêng dành cho bé để tạo tính tự lập.
  • Cho trẻ chơi các trò chơi liên quan đến âm nhạc, bóng lăn, tô màu... Các hoạt động này giúp rèn luyện trí nhớ cũng như giúp ích cho sự phát triển tư duy của bé.
  • Để xa tầm tay của trẻ những đồ dùng có thể gây nguy hiểm. Luôn quan sát, theo dõi bé ở thời điểm này, do bé rất hiếu động và đã có thể di chuyển nhiều hơn.
  • Do mức độ hoạt động gia tăng, nên việc đốt cháy calo cũng sẽ tăng theo, giai đoạn này mẹ hãy gia tăng lượng thức ăn cho trẻ, tránh tình trạng hoạt động nhiều có thể khiến bé bị sụt cân.

Trên đây là các thông tin về cân nặng, chiều cao cũng như các thông tin liên quan giúp bố mẹ hiểu và chăm sóc trẻ tốt hơn ở giai đoạn tháng tuổi thứ 7. Nếu cha mẹ thấy con gặp dấu hiệu sụt cân hay tăng trưởng kém hơn thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và thăm khám cụ thể.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
  • Những bệnh trẻ thường gặp khi 7 tháng tuổi