Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Thông thường trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi với những thay đổi nhanh chóng về tất cả mọi mặt, bố mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi chứng kiến sự phát triển của bé yêu đến giai đoạn này. Và chẳng có niềm vui nào bằng việc chứng kiến sự lớn lên từng ngày của trẻ trong vòng tay chăm sóc của chính mình.
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Ngay sau đây hãy cùng HoiBenh khám phá xem khi được 6 tháng tuổi, các bé sẽ phát triển như thế nào?
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tuần 1
Bước qua giai đoạn 6 tháng tuổi, có thể nói hầu hết các bé đã cứng cáp và trường thành hơn rất nhiều. Sự phát triển gần như là toàn diện, với nhiều thay đổi tích cực. Lúc này trẻ cũng đã ăn dặm được, có thể ngồi vào xe đẩy một cách chỉnh chu. Hơn nữa, con cũng đã biết bập bẹ một vài tiếng như: ba, ma, măm, cá... Tuy nhiên nó vẫn chưa được ròn vành, rõ chữ.
Riêng đối với người mẹ, dường như mọi thứ ngày càng khó khăn và vất vả hơn trước. Nếu như những tháng đầu tiên, mẹ chỉ có việc cho trẻ bú, chăm sóc giấc ngủ... Thì nay còn phải chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho con trong những ngày sắp tới, khi bé càng phát triển thì đồng nghĩa với chế độ sinh hoạt cũng như những thay đổi của cơ thể cũng xuất hiện. Đây là dấu hiệu rất bình thường ở trẻ sơ sinh, vì thông thường vào những cột mốc phát triển các bé luôn có những biến đổi để thích nghi phù hợp. Có khi bé rất vui vẻ, cởi mở nhưng có lúc lại cáu gắt, khóc thét lên do khó chịu. Thế nên các bà mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, cũng như lưu ý hơn đến sức khỏe của bản thân để đồng hành cùa con yêu.
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tuần thứ 2
Bước sang tuần thứ 2 của tháng thứ 6, chắn chắn sự thay đổi của trẻ đã là ngày càng lớn. Thế nhưng không phải tất cả các trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đều phát triển như nhau, có những bé phát triển rất nhanh nhưng cũng có trường hợp giống như "dậm chân tại chỗ". Chính vì thế đây là khoảng thời gian mà rất nhiều bà mẹ mắc phải tư tưởng so sánh các đứa trẻ với nhau, họ luôn có thói quen nhìn ngắm các bé cùng trạng tuổi khác rồi ước chừng đối chiếu với con của mình.
Bố mẹ đừng quá lo lắng, hay quan trọng vấn đề này. Vì thể chất của các bé vốn dĩ là khác nhau, cho nên việc phát triển nhanh chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu như bé yêu nhà bạn lại kém phát triển về thể chất, như chiều cao hay cân nặng và các hoạt động khác. Nhưng bù lại con có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của mình tốt hơn các bạn cùng tuổi khác, thì điều đó rất đáng mừng. Và bố mẹ nên tập trung để giúp bé phát triển tốt hơn, như xem lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bé như thế nào. Nếu cần thiết bạn có thể đưa bé đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tuần thứ 3
Có thể nói bước vào thời điểm này, bé con nhà bạn đã sẵn sàng "khiêu chiến" cùng với bố mẹ trong lúc ăn uống. Vì bây giờ con đã quen thuộc với việc ngồi vào xe đẩy, tự mình cầm nắm và thưởng thức một vài món ăn dặm mà mẹ cho. Tay của trẻ sẽ bắt đầu linh hoạt hẳn, bé sẽ nhanh tay mà chộp lấy chiếc thìa bạn đang cầm; hay huơ tay làm rơi vụn thức ăn ra khỏi đĩa...
Đây là những hành động đáng yêu diễn ra bình thường ở một đứa trẻ 6 tháng tuổi, mẹ nên chuẩn bị tâm lý trước và tìm cách để đối phó. Nếu không chắc chắn rằng bạn sẽ phải cáu giận vì những hành động bất chợt của con.
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi tuần thứ 4
Vậy là chỉ còn một tuần cuối cùng này nữa là bé yêu lại chuẩn bị bước sang 1 giai đoạn mới, kết thúc này được xem như là một bắt đầu trong hành trình trưởng thành mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đều phải trải qua. Và bây giờ bố mẹ hãy nhìn ngắm lại con một lần nữa, để cảm nhận sự khôn lớn của con kế từ khi sinh ra cho đến thời điểm hiện tại. Nếu có thể, hãy ghi lại khoảnh khắc này nó sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cho trẻ khi lớn lên.
Bởi hiện tại, con của bạn đã dần thể hiện được tính độc lập của mình. Đó là việc lựa chọn những món đồ chơi, rồi ôm chúng say mê và cầm nắm chúng không biết chán. Con đã biết sở hữu riêng cho mình món đồ yêu thích, chỉ cần lúc này bạn vờ lấy đi món đồ mà trẻ đang chơi. Lập tức bé sẽ có phản ứng lại nhanh chóng, thổn thức như bị ai lấy mất thứ gì đó lên với những từ ngữ dễ thương như ma, pa, mama, papa, cho... Khiến bạn chẳng thể nào cầm lòng, mà phải ôm bé và vỗ về.