Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ mẹ phải làm sao?
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ là bệnh thường diễn ra vào mùa hè cho đến cuối thu. Vào thời điểm này, thời tiết thường nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho virus Adenovirus, vi khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc phế cầu - nguyên nhân gây nên bệnh hoành hành. Triệu chứng của bệnh là gì? Cha mẹ cần phải làm gì khi thấy trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ?
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ mẹ phải làm sao?
Cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ
Khi mới 2 tháng tuổi, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, chưa ổn định nên trẻ thường gặp các vấn đề phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa, đường hô hấp,...trong đó có cả những vấn đề về mắt mà đau mắt đỏ là bệnh phổ biến.
Bệnh đau mắt đỏ còn có tên gọi khác là viêm kết mạc do loại virus Adenovirus, vi khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc phế cầu gây nên. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ thường rơi vào thời điểm từ hè đến cuối thu khi mà thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao,...Trong khi đó, sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên trẻ rất dễ bị mệt mỏi, bị ốm, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ cao nếu không được chăm sóc đúng cách và cẩn thận trong kiểu thời tiết như thế này.
Nếu trong gia đình có người bị đau mắt đỏ, thường xuyên tiếp xúc với trẻ như chăm sóc trẻ, ôm bế trẻ, cho trẻ dùng chung đồ dùng (khăn mặt, quần áo, gối), để đồ của trẻ lẫn lộn với đồ của người bị đau mắt đỏ thì nguy cơ trẻ bị lây bệnh là rất cao.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là do trẻ bị dị ứng với một thứ gì đó, phổ biến nhất thường là phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, ... hoặc trẻ vô tình bị vật nào đó kích thích và kết mạc. Những tác nhân này khiến kết mạc bị sưng, ngứa, đỏ và chảy nước.
Nguyên nhân cuối cùng, cũng là nguyên nhân không ngờ tới nhất gây nên tình trạng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ chính là do người chăm sóc không vệ sinh chân tay đảm bảo trước khi ôm, bế, cho trẻ ăn, mặc quần áo lao động khi ở gần trẻ.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ 2 tháng tuổi
Bằng quan sát thông thường, mẹ và người nhà có thể dễ dàng nhận ra tình trạng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ. Dưới đây là một số triệu chứng đau mắt đỏ điển hình ở trẻ:
- Mí mắt, tròng mắt của trẻ đỏ do cương tụ mạch máu.
- Mí mắt sưng, sụp xuống.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng, hay giật mình khi đột ngột bật điện phòng lên, không mở được mắt to khi bật điện.
- Nước mắt của trẻ bị chảy liên tục, ban đầu mẹ có thể nghĩ là do bụi bay vào nhưng sau đó tình trạng này không thuyên giảm mà thậm chí còn gia tăng mức độ.
- Mắt trẻ xuất hiện nhiều rỉ, ghèn mắt có màu xanh hoặc màu vàng. Buổi sáng thức dậy, trẻ khó mở mắt do gỉ và ghèn mắt dính chặt vào nhau.
- Song song với những triệu chứng trên, một số trẻ còn bị sốt, chảy nước mũi, ho, mệt mỏi, chán ăn hoặc có hạch ở góc hàm.
- Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ nặng, một số trẻ còn có màng ở tròng mắt, bị xuất huyết dưới kết mạc. Điều này khiến trẻ khó chịu, thường xuyên phải lấy tay dụi vào mắt.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ mẹ phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ, mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ sớm để tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn trong tương lai. Đặc biệt, nếu mắt trẻ có các dấu hiệu sau đây thì cần đưa trẻ đi khám nay:
- Mắt ngày càng đỏ, càng sưng.
- Gỉ, ghèn mắt nhiều, có màu vàng hoặc xanh.
- Trẻ có màng ở mắt, bị xuất huyết dưới kết mạc.
- Trẻ bị sốt cao, ho liên tục, không chịu bú.
- Thời gian đau mắt đỏ kéo dài 5 ngày mà vẫn chưa hề thuyên giảm.
Ngoài vấn đề đưa trẻ đến bác sĩ khám thì nhiệm vụ chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ của bố mẹ cũng hết sức quan trọng, giúp trẻ sớm khỏi bệnh. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ cần:
- Nhỏ mắt hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý với tần suất ít nhất 3 ngày/lần vào các buổi sáng, trưa, tối. Nhờ đó, ghèn mắt sẽ được loại bỏ bớt khỏi mắt, giảm tình trạng ngứa ngáy.
- Lau sạch ghèn ở mắt bằng cách cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, sau đó lấy bông mềm thấm nước muối sinh lý, hoặc nước sau để lau mắt và loại bỏ ghèn. Khi thực hiện, mẹ nên vệ sinh từng mắt cho trẻ, lau nhẹ nhàng. Tốt nhất, nên lau ghèn mắt khi ghèn mắt vẫn còn ẩm, ướt để không làm trẻ bị đau.
- Vệ sinh chân tay sạch sẽ khi lau mắt cho trẻ, đặc biệt chú ý vấn đề này khi vệ sinh mắt cho trẻ.
- Đảm bảo rằng trẻ có vật dụng của riêng mình bao gồm chăn, gối, khăn mặt,.. thay vì dùng chung với người nhà. Phơi đồ cho trẻ ở nơi có nhiều nắng và gió để diệt khuẩn.
- Không nên đưa trẻ đến nơi đông người, vì đây là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh khác nhau cho trẻ.
- Không tự ý bôi, thoa, chà xát thảo dược, các loại lá vào mắt của trẻ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Xem thêm:
- Cách vệ sinh mắt khi gặp tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ em
- Những lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ
- Đau mắt đỏ ở trẻ em rất dễ lây lan qua tiếp xúc