Trẻ sinh non thường đối mặt với những bệnh nào?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 2,6 triệu trẻ em tử vong trong 3 tháng đầu đời - một trong những nguyên nhân tử vong của trẻ là sinh thiếu tháng hay sinh non. Trẻ sinh non thường có nguy cơ bị các bệnh bại não, khuyết tật, khiếm thính cao hơn các trẻ khác, đặc biệt tình trạng suy hô hấp sau sinh có thể dẫn đến tử vong trẻ.
Trẻ sinh non thường đối mặt với những bệnh nào?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 2,6 triệu trẻ em tử vong trong 3 tháng đầu đời - một trong những nguyên nhân tử vong của trẻ là sinh thiếu tháng hay sinh non. Trẻ sinh non thường có nguy cơ bị các bệnh bại não, khuyết tật, khiếm thính cao hơn các trẻ khác, đặc biệt tình trạng suy hô hấp sau sinh có thể dẫn đến tử vong trẻ.
Còn ở nước ta, theo số liệu thống kê năm 2015 từ Bệnh Viện Từ Dũ TP.HCM cho biết, hằng năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 6500 trẻ sinh non nhẹ cân. Số liệu từ BV Nhi Trung ương, mỗi năm bệnh viện điều trị khoảng 500 trẻ sinh non tháng, mỗi ca thời gian kéo dài thường 3-4 tháng.
Sinh non là gì?
Sinh non là việc sinh nở của trẻ sơ sinh chưa đủ 37 tuần thai kỳ. Những đứa trẻ này được gọi là trẻ sinh non.
Triệu chứng chẩn đoán sinh non như: tuổi thai từ hết tuần 22 đến trước khi hết tuần 37, cổ tử cung xóa, có khi đã mở, cơn co tử cung đều đặn, gây đau. Có dịch nhày màu hồng.
Nguy cơ dẫn đến sinh non ở thai phụ
- Có thể do tâm lý người mẹ. Thai phụ bị huyết áp cao, thường xuyên sử dụng chất kích thích hay từng nạo phá thai.
- Do tình trạng nhau thai, nhau tiền đạo hay nhau bong non, thiểu năng nhau thai khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ mẹ.
- Tăng cân mất kiểm soát và nhanh chóng trong thai kỳ gây tiểu đường và hội chứng tiền sản giật, làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ.
- Bệnh ở mẹ như viêm thận, viêm gan siêu vi B, U xơ tử cung
Trẻ sinh non đối mặt với nguy cơ nguy hiểm nào?
Suy hô hấp
Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sinh non. Khi trẻ sinh non thường thiếu hụt chất hoạt hóa bề mặt Surfactant. Surfactant được hình thành từ tuần thứ 24 của thời kỳ phôi thai, có chức năng phủ lên thành trong các phế nang để giảm sức căng bề mặt, giúp phế nang không bị xẹp lại.
Dưới 35 tuần tuổi, surfactant tổng hợp có đặc tính không bền dễ bị phá hủy, trên 35 tuần trở đi, surfactant bền hơn và ít bị phá hủy. Do đó trẻ sinh non thiếu Surfactant gây ra hội chứng suy hô hấp cấp do phế nang bị xẹp.
Chứng suy hô hấp cấp diễn ra sau sinh một thời gian ngắn, biểu hiện khó thở xuất hiện đột ngột và dữ dội, thở nhanh trên 80 lần/ phút, trẻ bị tím tái mặt. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ ngừng thở kéo dài, dẫn đến trụy mạch và tử vong 100 % trong 24h. 80% cơ hội được cứu sống nếu được tiêm surfactant.
Vàng da bệnh lý
Thường xuất hiện ở trẻ sinh non, một số trường hợp bị nhầm lẫn với vàng da sinh lý do không có các triệu chứng chỉ điểm. Khi phát hiện những dấu hiệu lâm sàng điển hình như: tăng trương lực cơ, rối loạn hô hấp, co giật, li bì thì đã trở nặng.
Trẻ bị vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời, trong vòng 7 ngày đầu đời bilirubin sẽ qua hàng rào máu não gây hội chứng vàng da nhân não, để lại di chứng về thần kinh không thể phục hồi như: điếc, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.
Để phát hiện vàng da bệnh lý không khó, các mẹ có thể qua sát và theo dõi trẻ trong vòng 7 ngày đầu dưới ánh nắng mặt trời, dùng tay trỏ ấn nhẹ trên da trẻ và giữ trong vài giây, quan sát độ vàng của màu da theo thứ tự từ trên xuống. Nếu chỉ thấy vàng từ trán đến ngực thì không cần phải đi khám, thấy vàng da đến bụng hoặc đùi, cẳng chân thì phải đi trẻ đến bệnh viện nhi khoa.
Em bé sinh thiếu tháng có nguy cơ bị ảnh hưởng đến nghe nói và tiếp nhận ngôn ngữ.
Khi mang thai 25 tuần, tai của trẻ đã hình thành và hệ thống thính giác được phát triển đầy đủ để hoạt động. Tuy nhiên một nghiên cứu ở vùng vỏ não thích của thai kỳ - nới tiếp nhận thông tin từ tay đến các bộ phận khác, phát triển cao hơn ở tuần thứ 26, do đó sự gián đoạn của não trong quá trình sinh non gây ra các vấn đề về ngôn ngữ. Để khắc phục tình trạng này cho trẻ, mẹ nên tập trung vào giao tiếp với trẻ nhiều trong những tháng tuổi đầu đời.
Trẻ sinh non thường nhẹ cân hơn những trẻ khác
Cơ thể trẻ sinh non gầy hơn và không có lớp bã nhờn bao quanh bảo vệ cơ thể lúc sinh ra. Trẻ cũng ít mỡ và dễ bị nhiễm lạnh hơn những trẻ khác, do đó bé cần được bảo vệ trong lòng ấm lúc sinh ra trong một thời gian
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như trớ sữa, tiêu chảy, táo bón, đau bụng .. cũng rất dễ gặp ở trẻ sinh non. Một số biển hiện như rối loạn hành vi, hệ thống miễn dịch phát triển chưa đầy đủ, hay huyết áp thấp, chậm tiếp thu kiến thức ở trẻ khi trưởng thành.
Phụ nữ có thai cần lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, tránh nguy cơ sinh non?
- Đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần, tránh bị tổn thương tâm lý, cố gắng duy trì cảm xúc ổn định và giữ tâm trạng luôn vui vẻ.
- Phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi di chuyển và vận động, tránh những vận động hay xảy ra va chạm mạnh,
- Hạn chế ăn những thực phẩm có thể khiến bong rau.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử bị u xơ tử cung nên chú ý điều trị, hạn chế quan hệ vợ chồng trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Luôn giữ âm đạo sạch sẽ
Xem thêm:
- Các loại vắc xin cho trẻ sinh non
- Cơ hội sống sót của trẻ sinh non ra sao?
- Khi nào nên cho trẻ sinh non ăn dặm