Trẻ mầm non bị bạo hành ở trường dễ gặp vấn đề gì về tâm lý?
Hiện nay, vấn đề bảo hành trẻ em đang là vấn đề nóng của xã hội. Các trang mạng, báo chí liên tục đưa tin về việc trẻ mầm non bị bảo hành. Sau đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu về tâm lý mà trẻ dễ gặp khi bị bảo hành.
Trẻ mầm non bị bạo hành ở trường dễ gặp vấn đề gì về tâm lý?
Hiện nay, vấn đề bảo hành trẻ em đang là vấn đề nóng của xã hội. Các trang mạng, báo chí liên tục đưa tin về việc trẻ mầm non bị bảo hành. Tuy nhiên, đấy là những trẻ có được những nhận thức về hành động của người lớn đối với mình nên bố mẹ mới có thể biết được trẻ bị bảo hành, vậy đối với những trẻ bị bảo hành và tâm lý sợ hãi không dám nói ra thì bố mẹ làm sao để biết được trẻ có bị bảo hành hay không. Sau đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu về tâm lý mà trẻ dễ gặp khi bị bảo hành.
Những vấn đề về tâm lý khi trẻ mầm non bị bạo hành
- Khi trẻ bị cô giáo đánh, la mắng hay ngược đãi sẽ có biểu hiện tâm lý như bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi
- Trẻ sẽ có biểu hiện bên ngoài như lười ăn, sợ ăn, không chịu ăn và thậm chí trẻ còn nôn ọe dù trước đó trẻ không có dấu hiệu này.
- Trẻ sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon, dễ giật mình, hay mơ sảng và la hét.
- Khi về nhà trẻ có thể hay nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp , toát mồ hôi,...
- Trẻ bắt đầu sợ đi học vì sợ gặp cô giáo. Thông thường các trẻ sợ cô giáo sẽ khóc lóc, không chịu vào lớp và nếu nhìn thấy cô giáo thì nỗi sợ lại càng tăng cao và sẽ khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu cô giáo nói trẻ nín thì trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt và mếu máo. Lúc được cô giáo đón vào lớp trẻ sẽ khóc thảm thiết và nhoài người về phía bố mẹ mình.
- Trẻ sẽ làng tránh những biểu hiện yêu thương của bố mẹ, hay có thể tự nhiên quá bám dính lấy bố mẹ, hay tức giận, chán nản.
Những ảnh hưởng về tâm lý khi trẻ bị bạo hành
- Tất cả những hành động như đánh đập, làm nhục, vùi dập,... đều khiến cho trẻ em bị thiếu tự tin, rụt rè và luôn trong trạng thái sợ hãi, thảng thốt. Trẻ khi bị căng thắng thần kinh, rất dễ bị kích động bạo lực hoặc là có tư tưởng trầm uất,.. những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
- Khi trẻ bị bảo hành hoặc là nhìn thấy những trẻ khác bị bạo hành thì trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc không biết trân trọng người khác và bản thân của trẻ.
- Trẻ sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng vào người khác
- Trẻ sẽ sống khép kín, và gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội
- Mặc cảm và thiếu tự tin vào bản thân
- Hung hăng, bạo lực với mọi người, thậm chí trẻ còn có hành vi tự hại. Trẻ sẽ luôn muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng.
- Trẻ liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, thì trẻ sẽ trở nên mất lòng tự trọng, sẽ trở nên lì lợm, ngang bướng và không coi chuyện phạm lỗi là quan trọng nữa.
Cách bảo vệ trẻ trước nạn bạo hành
- Bố mẹ cần lựa chọn trường học có chứng chỉ rõ ràng, chất lượng được đảm bảo
- Bố mẹ cần dạy trẻ những kĩ năng sống để không gây phiền hà, bực bội tới người khác và cũng là để bảo vệ bản thân.
- Dành thời gian chơi với trẻ nhiều hơn, lắng nghe trẻ nói, tinh tế phát hiện ra những sự thay đổi của trẻ.
- Nên tập cách cho trẻ nói, hành động những gì trẻ được rèn luyện hay bị cô giáo ngược đãi tại lớp.
- Bố mẹ cần theo dõi camera lớp học của bé hàng ngày để biết con mình phát triển như thế nào.
Như vậy, việc trẻ bị bạo sẽ làm cho tâm lý của trẻ trở nên sợ hãi, trầm cảm và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này, vì thế bố mẹ cần để ý, quan tâm đến những hành động của trẻ để biết con bạn có bị bạo hành không để còn chấn chỉnh ổn định lại tâm lý cho trẻ. HoiBenh đã cung cấp cho các bạn những dấu hiệu, cách bảo vệ trẻ khi bị bạo hành. Nếu còn gì không hiểu bạn có thể lấy thêm thông tin từ HoiBenh.