Trẻ mắc bệnh chân tay miệng có lây không?

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch, và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Hãy ngăn chặn và chủ động phòng chống bằng sự hiểu biết kiến thức của căn bệnh tốt nhất để sớm nhận biết triệu chứng và có các biện pháp điều trị y tế cũng như chăm sóc trẻ đúng cách nhất

Trẻ mắc bệnh chân tay miệng có lây không? Trẻ mắc bệnh chân tay miệng có lây không?

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tính mạng của trẻ. Hãy ngăn chặn và chủ động phòng chống bằng sự hiểu biết kiến thức của căn bệnh tốt nhất để sớm nhận biết triệu chứng và có các biện pháp điều trị y tế cũng như chăm sóc trẻ đúng cách nhất

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên bởi virus đường tiêu hóa, dễ lây lan trực tiếp qua con đường tiêu hóa khi ăn uống, tiếp xúc với dịch người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua bàn tay, vật dụng nhiễm virus. Tác nhân chính gây bệnh là do Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71.

Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, phù phổi, viêm não, viêm màng não có thể gây nên tử vong nếu không được phát hiện sớm cũng như có sự can thiệp y tế kịp thời. Bệnh hay dễ gặp vào mùa hè, tuy nhiên bệnh vẫn thường xảy ra rải rác quanh năm với đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ ở độ tuổi dưới 5, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

vicare.vn-tre-mac-benh-chan-tay-mieng-co-lay-khong-body-1

Nhận biết trẻ mắc bệnh

Các dấu hiệu của bệnh tay-chân -miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:

- Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

- Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...

Chân tay miệng lây lan nhanh qua con đường tiêu hóa

Chân tay miệng lây chủ yếu qua đường tiêu hóa và nguồn lây chính do tiếp xúc với nước bọt, phân hay phỏng nước bị vỡ từ trẻ bị nhiễm... Khả năng truyền nhiễm cao nhất trong tuần đầu khởi phát bệnh. Đặc biệt, tại nhà trẻ, mẫu giáo nguy cơ lây truyền bệnh sẽ nhanh hơn và có thể bùng phát thành dịch.

Khởi bệnh ban đầu trẻ sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ, biếng ăn, cơ thê có cảm giác mệt mỏi. Sau cơn sốt từ 1 – 2 ngày trẻ sẽ đau miệng và nổi ban. Ban xuất hiện với tình trạng tổn thương phẳng trên bề mặt da, hay gồ lên, có màu đỏ, một vài ban nổi có bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc xuất hiện ở cả mông của trẻ.

Một số trường hợp xuất hiện ban trong miệng

Một số trường hợp, ban xuất hiện ở miệng khiến trẻ đau, quấy khóc, một số trẻ sẽ kèm theo tình trạng tiêu chảy hay nôn. Với những ca bệnh nhẹ, bệnh xuất hiện trong vòng 5 đến 7 ngày trẻ sẽ dần khỏi bệnh. Điều mà cha mẹ cần lưu ý là bệnh chân tay miệng ban đầu chỉ có sốt nhẹ, ho khan khá giống khi trẻ nhiễm virus thông thường. Thế nhưng, ngay sau đó trẻ có thể gặp nguy kịch nhanh, nếu không được phát hiện sớm cũng như có biện pháp điều trị đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng trẻ như bị viêm não, viêm màng não, suy tim...

Do đó, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng, cha mẹ cần đến trung tâm, cơ sở y tế để được tham khám, tư vấn kỹ càng từ bác sỹ chuyên khoa về cách điều trị, chăm sóc để trẻ nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần học cách chủ động phòng chống để ngăn chặn ngay căn bệnh chân tay miệng cho trẻ.

vicare.vn-tre-mac-benh-chan-tay-mieng-co-lay-khong-body-2

Biện pháp phòng chống bệnh chân tay miệng cha mẹ cần biết

Hãy thực hiện biện pháp “3 sạch” cho trẻ, đó là “Ăn sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch”:

  • Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy cho cả trẻ và người lớn.

  • Đảm bảo tốt vệ sinh ăn uống bằng cách ăn chính, uống chín.

  • Dạy trẻ không ăn bốc, ngậm đồ chơi hay mút tay.

  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng chung khăn tay, khăn ăn hay bất cứ vật dụng nào khác khi chưa được khử trùng.

  • Hãy thường xuyên lau thật sạch các dụng cụ đồ chơi, học tập, tay nắm của cửa, tay vịn cầu thang, ghế, bàn...với xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường.

vicare.vn-tre-mac-benh-chan-tay-mieng-co-lay-khong-body-3
  • Cách ly với trẻ bệnh hay nghi ngờ đang nhiễm virus bệnh để không gây nên tình trạng lây lan bệnh.

  • Phân hay bất kỳ chất thải của trẻ bệnh cần được thu gom, vệ sinh đúng cách.

  • Khi nghi ngờ trẻ bệnh cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

  • Với những trường hợp nhẹ cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên đối với những ca nặng cần cho trẻ nhập viện để được theo dõi và điều trị bệnh.

Không chỉ có sự hiểu biết nhất định về những dấu hiệu hay nguyên nhân dẫn đến chân tay miệng, mà cha mẹ cần biết cách “phòng bệnh” để hạn chế ở mức tốt nhất tình trạng nhiễm bệnh cho con trẻ. Và trong trường hợp trẻ đã bị nhiễm, cha mẹ cần tham vấn từ các chuyên gia y tế chuyên khoa và không tự ý chữa trị cho trẻ tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.