Trẻ em bị nổi mề đay, cha mẹ xử trí như thế nào?
Da trẻ khá nhạy cảm nên những biến đổi của thời tiết hay những tác nhân từ môi trường bên ngoài rất dễ mang đến hiện tượng dị ứng da đặc biệt là tình trạng nổi mề đay ở trẻ. Vậy khi trẻ bị mề đay thì cha mẹ cần xử trí như thế nào? Để giúp các mẹ xử trí trường hợp khi trẻ bị mề đay thì HoiBenh sẽ cung cấp một số phương pháp dưới đây cho cha mẹ
Trẻ em bị nổi mề đay, cha mẹ xử trí như thế nào?
Da trẻ khá nhạy cảm nên những biến đổi của thời tiết hay những tác nhân từ môi trường bên ngoài rất dễ mang đến hiện tượng dị ứng da đặc biệt là tình trạng nổi mề đay ở trẻ. Vậy khi trẻ bị mề đay thì cha mẹ cần xử trí như thế nào? Để giúp các mẹ xử trí trường hợp khi trẻ bị mề đay thì HoiBenh sẽ cung cấp một số phương pháp dưới đây cho cha mẹ.
1. Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay hay còn gọi là phát ban thường là những nốt đỏ, có hình dạng, kích thước khác nhau trên da và gây ngứa cho trẻ. Các vùng ngứa có thể xác định rõ ràng vì có màu sậm hơn, hơi sưng so với da bình thường.
Nổi mề đay xảy ra khá phổ biến, chúng thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng có những trường hợp bệnh xảy ra trong nhiều tháng liên tiếp. Mề đay không lây nhiễm, nhưng chúng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi vùng da này nhưng lại xuất hiện ở vùng da khác trên cơ thể các bé.
2. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Nổi mề đay dị ứng xảy ra khi cơ thể trẻ giải phóng một chất trung gian hóa học có tên là histamine. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có rất nhiều nhưng chủ yếu do:
- Côn trùng đốt và cắn
Một số trẻ có làn da nhạy cảm dễ dị ứng với kiến lửa, ong... nên khi bị chúng đốt, cơ thể sẽ phản ứng lại những vết đốt này nên da xuất hiện các nốt mề đay.
- Do thực phẩm
Một số loại thực phẩm như trứng, sữa, lạc, quả hạch, bột mỳ, đậu nành, cá, hải sản... hoặc một số loại phụ gia và chất bảo quản có thể khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay vì sự có mặt của protein trong thực phẩm hoặc cơ thể phản ứng với một chất nào đó trong thực phẩm và giải phóng ra histamine.
- Di truyền
Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thì những trẻ có bố mẹ bị nổi mề đay sẽ có nguy cơ trẻ bị dị ứng nổi mề đay cao hơn so những trẻ khác.
- Tác nhân dị ứng
Một số trẻ bị dị ứng với lông chó, mèo nên khi ôm ấp, vuốt ve chúng có thể khiến trẻ nhanh chóng bị nổi mề đay. Thêm vào đó, một số tác nhân dị ứng khác tồn tại trong không khí như bụi mốc, phấn hoa... cũng dễ gây dị ứng nổi mề đay.
- Bệnh tật
Một số trẻ do đang bị nhiễm virus hoặc cảm lạnh có thể bị mề đay kéo dài khoảng 1 – 2 tuần mới hết.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đôi khi cũng làm nổi mề đay dị ứng.
- Một số loại thuốc
Sử dụng một số loại thuốc hay kháng sinh có thể khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay.
- Sức đề kháng yếu
Trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị vi khuẩn, virus hoặc các vật thể lạ xâm nhập qua đường hô hấp hoặc qua da gây bệnh nổi mề đay dị ứng.
Ngoài những nguyên nhân trên đây thì những trẻ mắc một số bệnh hệ thống như Luput ban đỏ, cường tuyến giáp, u ác tính cũng có nguy cơ cao với căn bệnh này và có trẻ bị nổi mề đay dị ứng nhưng không rõ nguyên nhân.
3. Triệu chứng của trẻ khi bị mề đay
- Nổi những khối trắng trên nền đỏ
- Nổi ban rất ngứa
- Những đám mày đay lặn trong khoảng một tiếng để được thay thế bởi đám mề đay khác nổi lên ở chỗ khác
- Sưng mặt
4. Trẻ em bị nổi mề đay, cha mẹ xử trí như thế nào?
Hiện tượng nổi mề đay ở trẻ có thể mang đến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nóng ran, khiến trẻ không thể ăn ngủ ngon, vui được. Bởi vậy nếu không có cách chữa trị kịp thời và phòng chống bệnh sẽ gây ra những hậu quả rất lớn có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Do đó, khi phát hiện thấy những dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ các mẹ cần nhanh chóng xác định những nguyên nhân gây bệnh để có thể loại bỏ những tác động của nó, đồng thời có những hướng điều trị cho phù hợp. Để đẩy lùi mề đay các mẹ hãy thực hiện các bước dưới đây:
- Loại bỏ những yếu tố gây bệnh cho trẻ.
Tuyệt đối tránh cho trẻ ăn một số số loại thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng, đặc biệt là để trẻ tránh xa các loại chất kích thích.
Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ bị nổi mề đay cấp tính gây ngứa, cha mẹ cần cho trẻ ăn nhẹ, giảm muối, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm, 2 phần nước ấm) để thoa lên da hoặc tắm cho trẻ.
- Cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton thoáng mát, rộng rãi, không bó sát.
Khi tắm cho trẻ không nên chà xát nên vùng da mề đay, đồng thời không được sử dụng các loại xà phòng thơm, dưỡng ẩm. Nếu trường hợp mà trẻ bị kích ứng bởi xà phòng thì nên tắm cho trẻ bằng nước ấm.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng histamin hay các thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid cho trẻ.
Cha mẹ cần chú ý trong trường hợp các dấu hiệu mề đay không suy giảm hoặc bé bị nổi mề đay thường xuyên, các mẹ cần đứa trẻ đến các cơ sở ý tế để có được cách điều trị hợp lý nhất
Bên cạnh đó, các mẹ cùng cần có những biện pháp giúp trẻ phòng chống với những biểu hiện của bệnh bằng cách vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, tránh việc cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố có thể gây dị ứng thuốc, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, lông vật nuôi, nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời nói không với những loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ.