Trẻ em bị ngứa hậu môn là bệnh gì?

Ngứa hậu môn không chỉ là tình trạng của người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cha mẹ cần xác định chính xác để kịp thời khắc phục, nhằm giảm bớt khó chịu cho con. Vậy trẻ em bị ngứa hậu môn là bệnh gì? Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ em bị ngứa hậu môn là bệnh gì? Trẻ em bị ngứa hậu môn là bệnh gì?

Những điều cần biết về chứng ngứa hậu môn ở trẻ em

Trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm. Ngay cả khi trẻ không thể nói được, biểu hiện gãi ở hậu môn cũng chứng tỏ vùng da tại đó đang bị ngứa ngáy. Cảm giác ngứa xuất hiện ở ngay vị trí hậu môn hoặc vùng da xung quanh, kèm theo cảm giác nóng.

HoiBenh.vn-tre-em-bi-ngua-hau-mon-la-benh-gi-body-2
Hiện tượng ngứa hậu môn ở trẻ là việc mà cha mẹ không nên xem thường

Trẻ em bị ngứa hậu môn là bệnh gì?

Hiện tượng ngứa hậu môn ở trẻ là việc mà cha mẹ không nên xem thường, vì đây là có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy vấn đề về sức khỏe và bệnh tật đang xảy ra với trẻ. Trong đó phải kể đến những căn bệnh sau:

Rối loạn tiêu hóa do dị ứng với thức ăn

Khi trẻ em ăn những thức ăn lạ mà đường ruột chưa làm quen được sẽ dễ gây tiêu chảy. Điển hình là việc thay đổi nhiều loại sữa khiến đường tiêu hóa của trẻ bị dị ứng, gây ngứa ở hậu môn. Tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu các bà mẹ không chú ý chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Trẻ bị nhiễm giun kim

Giun kim là một loại ký sinh trùng sống trong đường ruột. Ngoài ra, chúng có khả năng tồn tại từ 2-3 tuần trên bề mặt chăn màn, quần áo, đồ chơi của trẻ... Khi trẻ bị nhiễm giun kim, trẻ sẽ có biểu hiện đặc trưng đó là ngứa xung quanh hậu môn, quấy khóc vì khó chịu, chán ăn, mất ngủ... Đặc biệt vào ban đêm, khi giun kim bò ra khỏi hậu môn để đẻ trứng sẽ làm trẻ có cảm giác ngứa dữ dội hơn.

Giun kim là nguyên nhân phổ biến nhất khi nhắc đến vấn đề trẻ em bị ngứa hậu môn. Cha mẹ cần hạn chế không cho trẻ đưa tay gãi, vừa làm sây sát và nhiễm trùng vùng hậu môn, vừa gây tái nhiễm giun kim và các sinh vật gây bệnh khác (qua đường miệng khi trẻ mút tay hoặc dùng tay bẩn cầm thức ăn). Để xác định chính xác, vào ban đêm cha mẹ có thể dùng đèn, căng hậu môn của trẻ và soi sẽ thấy giun kim bò ra đẻ trứng. Đối với trẻ em gái, giun kim có thể chui vào âm đạo gây viêm.

Nếu trẻ trên một tuổi bị ngứa hậu môn do giun kim thì cha mẹ nên cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần (theo chỉ dẫn của thầy thuốc).

HoiBenh.vn-tre-em-bi-ngua-hau-mon-la-benh-gi-body-3
Giun kim là nguyên nhân phổ biến nhất khi nhắc đến vấn đề trẻ em bị ngứa hậu môn

Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ

Thói quen vệ sinh không sạch sẽ gây ẩm ướt vùng hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và trú ngụ tại đây, gây viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng ngứa ngáy hậu môn ở trẻ. Ngoài ra, việc dùng tã quá thường xuyên, đóng kín cả ngày cũng khiến hậu môn không được khô thoáng, nước tiểu tràn ngược và gây ẩm ướt, ngứa ngáy. Khi đó, trẻ sẽ quấy khóc và các bà mẹ nên chú ý.

Ngứa hậu môn ở trẻ em còn do mặc quần vải quá cứng, gây cọ xát nhiều vào da trẻ.

Để phòng trẻ em bị ngứa hậu môn và khắc phục chứng khó chịu này, cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này bằng cách rửa bằng nước sạch hằng ngày và sau mỗi lần trẻ đại tiện, đái dầm. Hạn chế đóng bỉm mà nên tập thói quen xi trẻ đi vệ sinh. Quần áo của trẻ nên dùng vải sợi mềm, đã phơi khô dưới nắng hoặc nên ủi mặt trong kĩ lưỡng trước khi cho trẻ mặc vào.

Khô da hậu môn

Khi vệ sinh hậu môn cho trẻ không đúng cách sẽ làm cho vùng da này bị khô. Do đó, các bà mẹ cần dùng những loại dung dịch, sữa tắm nhẹ nhàng. Nếu chỉ dùng xà bông người lớn hay khăn ướt để lau cho trẻ sau khi đi vệ sinh sẽ khiến vùng da này trở khô và ngứa ngáy.

Nứt hậu môn

Trẻ em từ 6 đến 30 tháng tuổi rất dễ bị nứt kẽ hậu môn gây đau và ngứa ngáy. Nứt hậu môn có thể là do táo bón lâu ngày, đi ngoài bị đau. Bên cạnh triệu chứng ngứa, trẻ thường khóc và sợ đi ngoài, quan sát thấy vùng da bị kích ứng xung quanh hậu môn. Trẻ bị nứt hậu môn khi đi đại tiện thường khó khăn, đau đớn, có máu ra theo phân thành sợi. Sau đại tiện, trẻ vẫn còn rất đau, có thể đi khập khiễng như người bị đau khớp háng. Vì sợ đau nên trẻ hay nhịn đi đại tiện và hậu quả là phân càng ngày càng rắn, càng làm trầm trọng hơn tình trạng nứt hậu môn. Khi đó, trẻ cần được khám để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, gây khó khăn khi điều trị.

Xem thêm:

  • Khi nào nên tẩy giun cho trẻ
  • Bệnh rò hậu môn ở trẻ và cơ sở điều trị uy tín
  • Nứt kẽ hậu môn - nỗi ám ảnh với bất kỳ ai