Trẻ đóng bỉm nhiều có ảnh hưởng gì không?

Trẻ đóng bỉm nhiều có ảnh hưởng gì không? là điều nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Đóng bỉm có nhiều lợi ích nhưng nếu đóng bỉm quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Cùng HoiBenh tìm hiểu những ảnh hưởng khi đóng bỉm quá lâu đối với trẻ.

Trẻ đóng bỉm nhiều có ảnh hưởng gì không? Trẻ đóng bỉm nhiều có ảnh hưởng gì không?

Đóng bỉm nhiều trẻ có bị ảnh hưởng gì không?

1. Viêm da, hăm, loét da

Trẻ đóng bỉm nhiều sẽ bị mắc những bệnh liên quan tới da. Mặc bỉm quá lâu khiến cho bé khó chịu, dễ bị hăm. Nếu đóng bỉm cho trẻ suốt ngày sẽ khiến nước tiểu chảy ra và làm viêm loét da.

Khi mùa hè nắng bức, nếu mặc bỉm cho trẻ 24/24 sẽ khiến bé nóng hơn và gây khó chịu. Một miếng bỉm chỉ được đóng trong vòng 4 tiếng, với tã giấy chỉ trong khoảng 2-3 tiếng và khi bé ị cần phải thay ngay lập tức.

2. Bé sẽ bị nhiễm khuẩn tiết niệu khi đóng bỉm quá lâu

Trẻ đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Khi bé đi tiểu tiện, nước tiểu, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ ở đó .

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai vì đường tiểu ở trẻ gái ngắn, vi khuẩn từ ngoài dễ dàng xâm nhập đi ngược dòng theo niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Một số bé còn gặp tình trạng viêm kẽ bẹn do nấm candida không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm âm đạo...

vicare.vn-tre-dong-bim-nhieu-co-anh-huong-gi-khong-body-1

3. Đóng bỉm quá nhiều trẻ sẽ không kiểm soát được việc đi vệ sinh

Nhiều bậc cha mẹ lạm dụng bỉm sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

4. Nguy cơ suy thận khi đóng bỉm quá nhiều

Việc đóng bỉm quá lâu, không thay ngay cả khi con đi đại tiện dẫn tới viêm nhiễm lâu ngày. Quá trình viêm nhiễm tích tụ quá lâu gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan lên đường tiểu trên gây biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận.

5. Giảm chức năng sinh sản khi đóng bỉm quá lâu ở trẻ nhỏ

Việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm lâu và kéo dài làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, trong khi nhiệt độ thích hợp đối tinh hoàn với trẻ là 34 độ C. Khi trẻ bị đóng bỉm và nhiệt độ tăng lên đến 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng đeo bỉm nhiều có khiến chân bé bị vòng kiềng? Đóng bỉm nhiều có làm hỏng “ hạt lạc” của con không? Trẻ đeo bỉm nhiều có bị hẹp bao quy đầu không?

Có quá nhiều những lời truyền miệng nhau khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng.

Với những chia sẻ và lo lắng về việc đóng bỉm quá lâu khiến trẻ bị hỏng “ hạt lạc” của con hay không? hay có bị hẹp bao quy đầu hay không? Bác Sĩ Nguyễn Thị Từ Anh ( Bệnh viện Từ Dũ- TP.HCM” khẳng định, việc mặc tã bỉm không làm hẹp da quy đầu của trẻ.

Theo BS nam khoa Nguyễn Thế Lương (Bệnh viện Thận Hà Nội), không ít ông bố bà mẹ vẫn băn khoăn việc đeo bỉm thường xuyên có làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng của hai “hạt lạc” của bé trai sau này hay không? Theo như chuyên gia sức khỏe việc đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn của trẻ thường là 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng sau này.

(Nguồn : Zing)

vicare.vn-tre-dong-bim-nhieu-co-anh-huong-gi-khong-body-3

Đóng bỉm ở trẻ nhỏ sao cho đúng cách?

- Thay bỉm đúng thời điểm: cứ khoảng 2-3 giờ mẹ nên thay bỉm cho bé. Đối với những trường hợp, bé đại tiện thì mẹ cần phải thay bỉm ngay.

- Mẹ nên vệ sinh vùng kín trước khi thay bỉm cho bé con

- Mẹ nên vệ sinh chân tay sau khi thay bỉm cho bé

- Khi đóng bỉm cho các bé trai, bạn phải chú ý đến vùng kín của con. Hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Hơn nữa, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi đóng, bạn nên đặt miếng tã sao cho phía trước dài hơn một chút.

- Với các bé gái, khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên khi đóng, bạn cần đặt miếng tã dịch về phía sau một chút để hạn chế việc bị tràn nước tiểu ra ngoài.

- Không đóng bỉm cho bé cả ngày

Trẻ đóng bỉm nhiều không tốt cho da, niêm mạc, thận ...cho trẻ. Khi trẻ đi đại tiện, cha mẹ nên thay ngay tã bỉm để vi khuẩn không xâm nhập lây truyền bệnh sang cho trẻ. Với những chia sẻ trên, HoiBenh mong rằng các bậc phụ huynh không nên lạm dụng tã bỉm quá nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không?
  • Bỉm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?