Trẻ đã tiêm phòng sởi liệu có bị lại không?

Sởi là bệnh lành tính, phát bệnh theo mùa và thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh lo lắng trẻ em đã tiêm phòng sởi liệu có bị lại không và chất lượng vắc xin tiêm chủng có tốt không? Để giải đáp thắc mắc này, HoiBenh sẽ chia sẻ một số thông tin đến bạn đọc.

Trẻ đã tiêm phòng sởi liệu có bị lại không? Trẻ đã tiêm phòng sởi liệu có bị lại không?

Sởi là bệnh lành tính, phát bệnh theo mùa và thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh lo lắng trẻ đã tiêm phòng sởi liệu có bị lại không và chất lượng vắc - xin tiêm chủng có tốt không? Để giải đáp thắc mắc này, HoiBenh xin cung cấp một số thông tin về bệnh sởi cho các bạn tham khảo.

1. Nguyên nhân gây bệnh sởi

Bệnh sởi do virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên, đây là loại virus có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời, yếu tố môi trường... Virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu.

vicare.vn-tre-da-tiem-phong-soi-lieu-co-bi-lai-khong-body-1

2. Đường lây của bệnh sởi

  • Lây qua đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện,...
  • Lây gián tiếp, trường hợp này ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Virus sởi có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi. Bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này. Bạn cũng có thể nhiễm sởi nếu như để tay mình tiếp xúc với một bề mặt đã có nhiều virus sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi. Virus sởi có thể tồn tại trong môi trường trong vòng vài giờ đồng hồ.

Khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus sởi sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở trong vòm họng và trong phổi trước khi lây lan ra toàn bộ cơ thể.

Những người mắc bệnh sởi có khả năng lây bệnh cho người khác từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến thời điểm 4 ngày sau khi vết ban đầu tiên xuất hiện. Do đó, người bệnh cần tránh đến trường học, cơ quan... trong vòng ít nhất là 4 ngày từ thời điểm vết ban đầu tiên xuất hiện nhằm tránh lây bệnh cho người khác.

3. Triệu chứng của bệnh sởi

Thông thường bệnh sẽ diễn biến qua bốn thời kỳ như sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.
  • Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 độ C đến 40 độ C, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp. Ngoài ra, còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng.
  • Thời kỳ phát ban: Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân. Ban sởi màu hồng nhạt, thường kết dính lại, trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.
  • Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da và sau dần sẽ tự khỏi hẳn và bay hết thâm.

vicare.vn-tre-da-tiem-phong-soi-lieu-co-bi-lai-khong-body-2

4. Trẻ đã tiêm phòng sởi có bị lại không?

Theo GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, không có vắc - xin nào có hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi các nguồn bệnh 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc - xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch với bệnh. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc - xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Đa số các trẻ sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc - xin theo lịch tiêm chủng thì hệ miễn dịch trong cơ thể bé có thể bền vững suốt đời.

Như đã nói ở trên, bệnh sởi là bệnh phát dịch theo mùa, xảy ra với quy mô nhỏ, tản phát, rải rác ở một số tỉnh. Bệnh thường xảy ra ở những trẻ nhỏ hoặc những trẻ chưa được tiêm vắc - xin phòng bệnh, hoặc đã được tiêm chỉ một mũi lúc 9 tháng tuổi, hoặc đã được tiêm mà vì một lý do nào đó trẻ không có đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi sinh ra từ những bà mẹ mà trước đó chưa được tiêm vắc - xin sởi hay chưa từng mắc sởi.

Dịch sởi xảy ra không phải là do chất lượng tiêm chủng mà do tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc - xin theo lịch tiêm chủng chưa cao và chưa bao phủ tất cả các đối tượng trẻ em.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc vì ở khu vực này, đặc biệt vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc - xin không cao như các khu vực đồng bằng và thành phố khác do có nhiều khó khăn về địa dư và văn hóa.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh thường quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên hay ngại không đưa con đi tiêm chủng các vắc - xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc - xin sởi. Tỷ lệ tiêm sởi mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi đạt thấp ở nhiều tỉnh. Hoặc bố mẹ trẻ chủ quan cho rằng bệnh sởi đã được loại trừ nên không cần tiêm vắc - xin nữa. Chính vì vậy, nhiều trẻ vẫn bị mắc bệnh sởi hoặc sau khi đã tiên chủng vẫn bị mắc lại.

vicare.vn-tre-da-tiem-phong-soi-lieu-co-bi-lai-khong-body-3

5. Cách phòng ngừa bệnh sởi

  • Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.
  • Chú ý tiêm phòng sởi đầy đủ các mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh suốt đời.
  • Phát hiện sớm và cách ly người bị sởi, tránh tình trạng lây lan.

Với những thông tin HoiBenh chia sẻ trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã biết cách bảo vệ, chăm sóc cũng như phòng tránh bệnh sởi cho trẻ nhỏ. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện.

Trang Nguyễn