Trẻ chậm lẫy bố mẹ phải làm sao?

Lẫy là một bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn phát triển vận động của trẻ sơ sinh, nó cũng là tiền đề cho các bước phát triển sau này. Vì vậy, trẻ chậm lẫy khiến nhiều bố mẹ băn khoăn và lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và phải giải quyết vấn đề này thế nào, mời các cặp bố mẹ cùng tham khảo để có được giải pháp nếu gặp phải vấn đề này.

Trẻ chậm lẫy bố mẹ phải làm sao? Trẻ chậm lẫy bố mẹ phải làm sao?

Thông thường, trẻ sơ sinh được khoảng 4 tháng tuổi đều có khả năng tự lẫy. Đây là một hành động giúp cả cơ thể bé được vận động. Theo Viện Nhi khoa Mỹ cho biết khi bé ngủ nên để bé nằm ngửa nhưng khi bé thức chơi bố mẹ nên cho trẻ lẫy nằm sấp. Quá trình bé học lẫy hay lẫy sẽ rất tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ:

  • Việc trẻ lẫy giúp cho cổ, lưng, cơ bắp được chắc khỏe, rắn chắc chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp sau học ngồi, học bò, đứng và đi
  • Hạn chế được chứng bẹp đầu, trẹo cổ
  • Khi trẻ lẫy sẽ giúp bé phát triển tầm nhìn, tăng khả năng quan sát xung quanh ở nhiều góc độ khác nhau và hỗ trợ phát triển nhận thức.

Lẫy là một bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn phát triển vận động của trẻ sơ sinh, nó cũng là tiền đề cho các bước phát triển sau này. Vì vậy, việc trẻ không học lẫy hay trẻ chậm lẫy khiến nhiều bố mẹ băn khoăn và lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và phải giải quyết vấn đề này thế nào, mời các cặp bố mẹ cùng tham khảo để có được giải pháp nếu gặp phải vấn đề này.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm lẫy

Vicare_tre-cham-lay-bo-me-phai-lam-sao-body-1

Trẻ có tính cách hoạt bát, năng động sẽ nhanh biết lẫy hơn trẻ trầm tính, hướng nội.

Sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân, chế độ dinh dưỡng kém khiến cổ và cánh tay của trẻ yếu nên sẽ chậm biết lẫy.

Tính cách của trẻ cũng ảnh hưởng tới thời gian trẻ biết lẫy. Theo tác giả của cuốn sách The Baby Book – William cho biết những bé có tính cách hiền lành, hướng nội, trầm tính sẽ biết lẫy chậm hơn những trẻ có tính cách năng động, hoạt bát.

Trọng lượng cơ thể cũng là một yếu tố làm chậm thời gian trẻ học lẫy. Cụ thể những trẻ bụ bẫm sẽ chậm lẫy hơn những trẻ nhỏ người.

Những trẻ nằm ngửa nhiều cũng sẽ chậm lẫy hơn. Khi trẻ được ngoài ba tháng, các mẹ nên thỉnh thoảng đặt trẻ nằm sấp để bé nhanh biết lẫy tuy nhiên khi đặt trẻ nằm sấp cần đảm bảo cơ cổ của bé đủ cứng cáp.

Giáp pháp cho vấn đề trẻ chậm lẫy

Nếu như thấy bé chậm lẫy hơn trẻ cùng độ tuổi, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì mỗi trẻ sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau. Quan trọng là bạn nên đảm bảo cú lật người đầu tiên của bé được an toàn để bé sẽ tự học lẫy một cách tự nhiên. Khi trẻ được ngoài 3 tháng, bố mẹ không nên đặt bé ở mép giường hay trên những bề mặt không an toàn vì cú lật người đầu tiên của bé có thể tới bất ngờ. Để bé có thể học lẫy nhanh, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Vicare_tre-cham-lay-bo-me-phai-lam-sao-body-2

Quá trình trẻ lẫy sẽ là tiền đề cho các vận động sau này như tập ngồi, bò hay học đi của trẻ sau này.

  • Khuyến khích, động viên khi thấy bé có biểu hiện lẫy hay ngay khi bé có động tác lẫy tự nhiên
  • Khi cổ bé bắt đầu cứng cáp thỉnh thoảng nên đặt bé nằm sấp để bé quen với dáng nằm này
  • Lắc lư món đồ chơi bé yêu thích ở một bên sé khiến bé tò mò và phải lật người để khám phá
  • Các mẹ cũng có thể nằm nghiêng về mặt bên gọi bé, nói chuyện, vỗ tay để thu hút sự chú ý của bé khiến bé có hành động lật người
  • Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tăng cường thêm các thành phần dinh dưỡng canxi, vitamin D để xương bé chắc khỏe, cứng cáp, như vậy bé cũng sẽ nhanh biết lẫy hơn.

Mỗi bé có một cách phát triển khác nhau, có trẻ lẫy sớm, trẻ chậm lẫy, thậm chí có cả trường hợp bé trốn lẫy, bỏ qua giai đoạn lẫy mà học ngồi và bò luôn. Nhưng nếu khi trẻ được 6 tháng mà vẫn không biết lẫy, không cố gắng trườn, không hững thú tập ngồi, không bị thu hút với mọi thứ xung quanh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám, kiểm tra tổng quát sức để tìm ra nguyên nhân của vấn đề trẻ chậm lẫy này.