Trẻ chậm biết bò: Thời điểm nào nên đưa con đi khám?

Với các bậc cha mẹ, việc theo dõi sự trưởng thành của trẻ qua từng ngày là điều cần thiết. Vì 1 số lý do, nhiều trẻ chậm biết bò khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Tình trạng chậm biết bò ở trẻ cũng không phải là hiếm gặp.

Trẻ chậm biết bò: Thời điểm nào nên đưa con đi khám? Trẻ chậm biết bò: Thời điểm nào nên đưa con đi khám?

Với các bậc cha mẹ, việc theo dõi sự trưởng thành của trẻ qua từng ngày là điều cần thiết. Vì 1 số lý do, nhiều trẻ chậm biết bò khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Tình trạng chậm biết bò ở trẻ cũng không phải là hiếm gặp.

Dấu hiệu thấy trẻ chậm biết bò

Khi theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, mẹ cần để ý tới cả 1 quá trình từ việc trẻ lẫy, ngồi rồi bò và dần biết đi. Nếu mẹ thấy trẻ đã biết ngồi từ lâu mà tới 2,3 tháng sau trẻ vẫn chưa biết bò thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ chậm biết bò. Còn nếu tháng nào trẻ cũng có sự thay đổi về vận động, mỗi tháng mẹ lại thấy trẻ làm được nhiều “trò” hơn thì mẹ cũng không cần lo lắng khi sang tháng 9 mà trẻ vẫn chưa bò được.

vicare.vn-tre-cham-boet-bo-thoi-diem-nao-nen-dua-con-di-kham-body-1

Thời điểm cha mẹ nên đưa trẻ đi khám

Vậy, đối với những trẻ chậm biết bò hay trốn bò, khi nào là lúc các mẹ cần lưu tâm để thực hiện đánh giá sức khỏe chi tiết cho trẻ?

Vấn đề chính mà các mẹ cần quan tâm khi theo dấu sự phát triển của trẻ là quá trình chứ không phải thời điểm. Các mốc thời gian thì vô cùng đa dạng, nhưng nhìn chung, tất cả trẻ nhỏ đều trải qua 1 quá trình tương tự nhau. Trẻ phải đạt được những tiến bộ trong việc dần nâng thân mình khỏi mặt đất, đầu tiên là ngồi, sau đó bò và đi với tay vịn vào tường, ghế, cũi..., rồi cuối cùng là biết đi.

Mẹ hãy giữ 1 sổ ghi chép như nhật ký để ghi lại từng bước phát triển này và theo sát chúng. Chỉ cần trẻ vẫn tiếp tục phát triển những kỹ năng vận động của mình trong mỗi tháng, thì mẹ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ đạt được 1 tiến bộ và sau đó 2 đến 3 tháng mà không có gì thay đổi, thì mẹ nên chú ý theo dõi và tham khảo ý kiến của bác sỹ trong các lần kiểm tra tiếp theo. Đặc biệt, nếu việc chậm bò đi cùng với hàng loạt chậm trễ trong những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp xã hội, thị giác, khả năng vận động của đôi tay... thì đó là 1 tín hiệu báo động.

Không khó để nhận ra được những tiến bộ mới của trẻ như biết cười, biết ê a hay lật, trườn... Nhưng những dấu hiệu của việc chậm phát triển lại có phần chậm lại hơn nhiều và chúng thường bị bỏ sót.

Nếu mẹ đang lo sợ về sự phát triển thần kinh và cơ của trẻ, thì mỗi tháng, mẹ cần thấy được ở trẻ sự tiến bộ, chẳng hạn như khả năng chịu lực tốt hơn ở đôi chân, bắt đầu bằng việc đi với hai tay vịn, rồi một tay, và sau đó là tự bước đi mà không cần phải bám víu vào đâu cả. Nếu mẹ nhận thấy các cơ bắp của trẻ thiếu sức mạnh thì có thể nhờ các bác sỹ kiểm tra kỹ lưỡng cho trẻ.

Biện pháp khi thấy trẻ chậm biết bò

vicare.vn-tre-cham-boet-bo-thoi-diem-nao-nen-dua-con-di-kham-body-2
  • Nếu trẻ chậm biết bò nhưng các giác quan, vận động khác vẫn phát triển bình thường thì mẹ cần tăng cường chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ. Thực đơn hàng ngày cần bổ sung thêm nhiều canxi, chất đạm để xương trẻ phát triển chắc khỏe và cung cấp 1 nguồn năng lượng dồi dào. Mẹ cũng cần chú ý tới hương vị món ăn sao cho trẻ không chán ăn hoặc ăn ít.
  • Với trẻ 6-9 tháng tuổi, chế độ ăn hàng ngày nói chung nên có 2-3 bữa bột đặc đủ bốn nhóm dinh dưỡng với lượng thực phẩm cho mỗi chén bột là 1 muỗng ăn cơm nhóm đạm (thịt hay cá, trứng, tôm, đậu hũ...) băm nhuyễn, 1 muỗng ăn cơm rau xanh băm nhuyễn và 1 muỗng ăn cơm dầu ăn hay mỡ.
  • Trẻ qua tháng thứ 9 chuyển sang tập ăn cháo nấu nhừ. Tiếp tục cho bú sữa mẹ và cho trẻ uống thêm sữa công thức để tổng lượng sữa ước tính vào khoảng 700 ml. Ngoài ra cho trẻ ăn 1 ít trái cây tươi loại ngọt, mềm như chuối, đu đủ và nước cam...
  • Trẻ ăn và uống như trên đã cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể, tuy nhiên cần phải phơi nắng sớm khoảng tầm 20 phút mỗi sáng để có đủ vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi.
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể tập bò cho trẻ bằng cách đặt úp bé nằm trên giường rồi để một đồ chơi lên trước mặt trẻ để kích thích bé trườn đến lấy. Sau đó đặt trẻ ở tư thế bò và giữ chân để trẻ chuyển động về phía trước chút, dần dần trẻ sẽ biết cách dùng lực ở đôi chân để bò
  • Sau khi trẻ bò được, mẹ nên cho trẻ bò dưới sàn nhưng mẹ cần đặc biệt lưu ý an toàn không để trẻ chạm phải ổ cắm điện, các cạnh sắc, hoặc các vật nhọn,... mẹ có thể tạo không gian bò riêng bằng các tấm thảm ghép và những đồ chơi yêu thích của trẻ. Để trẻ chơi cùng 1 “bạn” đã biết bò khác cũng là cách khiến trẻ bắt chước nhanh hơn.
  • Nếu mẹ nhận thấy trẻ chậm bò, chậm ngồi, tay cử động khó khăn và cơ thể nặng nề mỗi khi vận động,.. mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế vì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe như bị còi xương hoặc rối loạn phát triển tâm thần vận động.

Xem thêm:

  • Đây là lý do khiến hàng triệu trẻ em Việt ăn nhiều mà vẫn còi cọc, chậm tăng cân
  • Những dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất ở trẻ