Trẻ bú ngủ có thể tạo thành thói quen xấu cho bé - Điều này có đáng lo ngại?

Nuôi con trẻ là một quá trình đầy gian nan của người mẹ, cần phải học hỏi rất nhiều kiến thức trước trong và sau khi sinh con. Trong quá trình nuôi con, nhiều bé có thói quen vừa ngủ vừa bú. Liệu trẻ bú ngủ có thể tạo thành thói quen xấu cho bé không? Tìm hiểu cùng HoiBenh ở bài viết dưới đây.

Trẻ bú ngủ có thể tạo thành thói quen xấu cho bé - Điều này có đáng lo ngại? Trẻ bú ngủ có thể tạo thành thói quen xấu cho bé - Điều này có đáng lo ngại?

Trẻ bú ngủ có thể tạo thành thói quen xấu cho bé - Liệu điều này có đáng lo ngại?

Khi cho bé bú mẹ, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ kích thích sản sinh hai kích thích tố prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa mẹ trong khi đó oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú cho trẻ bú. Do đó dòng sữa đầu là sữa nằm trong các ống dẫn, giúp trẻ qua được cơn khát sữa tạm thời. Sau đó, lượng sữa sau là do các nang tuyến sữa tiết ra. Loại sữa này khá phong phú, nhiều chất kem, dinh dưỡng và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ. Do đó mà tính chất của sữa khi bé bắt đầu bú nó khác với tính chất của sữa sau khi bé đã bú một vài phút. Sữa mẹ đoạn đầu nó đặc hơn, có màu xanh xanh, nhiều chất đạm và lactose, ít mỡ. Sữa ở đoạn sau sẽ có nhiều mỡ hơn. Vì thế nếu trẻ bú nhiều lần, mỗi lần chỉ vài 3 phút thì bé mới chỉ toàn bú sữa đầu, bé cần bú thêm để lấy được chất dinh dưỡng ở đoạn sau sữa mẹ.

  • Nhiều bà mẹ thấy rằng, khi cho con bú bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, vào tuổi tối ngủ bé cũng dễ trở lại giấc ngủ hơn. Trong sữa mẹ chứa một dạng hormone gọi là cholecystokinin, gây nên cơn buồn ngủ cho cả bé và mẹ. Ngoài ra, khi mẹ cho con bú và da kề da sẽ làm tăng mức độ oxytocin hoạt động, giống như một liều thuốc an thần giúp mẹ và bé cho cả hai cảm giác yên bình.
  • Việc bé muốn ngậm ti mẹ để giấc ngủ là điều này hết sức bình thường. Trẻ hay tìm ti mẹ không phải chỉ vì còn đói.
  • Khi trẻ bú sữa mẹ, giúp cho sự phát triển của trẻ, giúp bé giảm đau, giúp sưởi ấm cho trẻ và bé sẽ thấy cảm giác an toàn khi mẹ ôm bú ngủ.
  • Khi mẹ ôm bú bé sẽ bớt kích thích quá mức và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bú mẹ sẽ giúp bé thư giãn để đi vào giấc ngủ.
  • Thời gian ngủ bé sẽ bú được hiệu quả hơn so với thời gian bé thức.
  • Bé bú lúc ngủ thì cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều sữa hơn.
  • Giúp kích thích não bộ bé, giúp bé thông minh hơn.
  • Thói quen bú ngủ không làm ảnh hưởng đến thói quen ngủ sau này của bé sau này.
  • Tuy nhiên cũng có 1 số em bé không tự trấn an được bản thân, dễ cáu kỉnh, hay khóc nhè đòi mẹ. Nhưng việc này có thể giải quyết được, bé sẽ tự ngủ trong lời ru tiếng hát của người chăm sóc.
  • Cũng phải kể đến việc vừa bú vừa ngủ ảnh hưởng tới cả 2 việc ăn và ngủ của bé, vì thế các mẹ nên cho con bú đủ trong 15 - 20 phút mỗi lần để tránh ảnh hưởng tới bé.
  • Việc bé bú liên tục cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Vì bé cứ bú vặt thường xuyên, thì mẹ sẽ hay bị tỉnh giấc vì con khóc giữa đêm. Vì thế mẹ có thể cho con bú tầm 15 - 20 phút liên tục trước, thì con sẽ bớt đòi bú vặt 30 phút một lần hơn.

Vì thế, khi cho bé bú ngủ không phải là thói quen xấu, bé sẽ dễ dàng vào giấc ngủ hơn, ngoan hơn. Tuy nhiên, bú ngủ không phải là bú vặt, cho bé bú tầm 15 - 20 phút trước, sẽ giúp bé bú ngủ ngoan hơn, thời gian bú giữa các lần dài hơn, bé không bị đói liên tục.

Trẻ bú

Một số điều mẹ cần biết về vấn đề trẻ bú ngủ

  • Thời gian bú hiệu quả nhất là lúc bé ngủ

Trẻ lớn hơn 3 tháng, thời gian bé bú lúc ngủ hiệu quả nhất. Một số bé sẽ hay bị phân tâm bởi yếu tố môi trường bên ngoài. Khi mẹ đang cố gắng cho bé bú lúc bé thức thì bé lại đang háo hức, thích khám phá với những thứ xung quanh. Việc bé bú mẹ trong lúc này lại kém hiệu quả hơn so với lúc bé ngủ. Thời điểm bé ngủ, cho bé bú mẹ thì em bé sẽ không bị phân tâm bởi môi trường, chắc chắn bé sẽ bú no, sẽ bớt đói đòi khóc giữa đêm, kèm theo nguồn sữa mẹ cung cấp cũng được duy trì.

  • Cho bé bú lúc ngủ sẽ có giúp cơ thể mẹ sản xuất sữa nhiều hơn

Sữa mẹ được sản xuất trên nhu cầu bú của trẻ. Trẻ bú càng nhiều thì cơ thể mẹ lại sản xuất ra nhiều sữa hơn. Khi cho bé bú lúc ngủ, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất thêm lượng sữa nhiều hơn trong tổng lượng sữa mà bé nhận được trong thời gian 24 giờ.

Vì thế, nếu mẹ nào đang thấy mình ít sữa, hãy thử cho bé ngậm ti bú lúc sắp ngủ, cho bé bú trong lúc ngủ, chắc chắn sẽ thấy bé ngủ ngoan hơn vì được no sữa.

  • Cho bé bú lúc ngủ có lợi cho sự phát triển não bộ của bé

Kích thước và trọng lượng não của trẻ khi vừa sinh ra chỉ bằng 1/4 so với não bộ người lớn.

Việc người mẹ cho bé bú càng nhiều không chỉ giúp bé no bụng, quá trình tiếp xúc giữa mẹ và con sẽ giúp hình thành và mở rộng các đường dẫn thần kinh não. Các đường dẫn thần kinh hình thành sau khi ra đời sẽ kết nối cảm xúc với trí thông minh của trẻ. Từ 6-8 tuần, những đường dẫn thần kinh này sẽ trở nên nhiều hơn hoặc ít hơn. Khi bé bú ngủ, thời gian bé gần gũi mẹ nhiều hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển não bộ của bé tốt hơn.

  • Thói quen bú ngủ không ảnh hưởng đến thói quen ngủ sau này của bé

Có rất nhiều trẻ có thói quen bú ngủ,r thời gian sau bé vẫn có thể tự ngủ mà không cần bú hay ngậm ti. Bé sẽ tự ngủ được mà không cần mẹ khi sự phát triển về thể chất và cảm xúc đã sẵn sàng. Bạn chỉ cần thư giãn, đừng lo lắng quá, vì sau này khi bé đã sẵn sàng bé sẽ tự ngủ được mà không cần ngậm ti.

  • Khi thấy bé thức dậy vào ban đêm là điều bình thường

Nhiều bà mẹ lo lắng về tình trạng bé không ngủ thẳng giấc cả đêm, bé thường hay thức giấc giữa đêm nhiều lần. Tuy nhiên ở một độ tuổi nhất định, thì khoảng thời gian ngủ của bé sẽ khác nhau. Nhất là khoảng thời gian đang bú mẹ, thì việc trẻ thức giấc vào buổi đêm là hiện tượng bình thường, các mẹ không cần lo lắng. Khi trẻ lớn dần, giấc ngủ của bé sẽ liên tục hơn, dài hơn, không bị thức giấc giữa đêm nữa.

  • Bé có thể ngủ tốt khi bạn không tập cho bé thói quen bú ngủ

Nếu bạn có thói quen cho con bú ngủ, lo lắng rằng nếu không có mẹ liệu trẻ có ngủ được không. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng quá. Khi trẻ nằm trong độ tuổi bú sữa mẹ, thì trẻ rất giỏi thích nghi với xung quanh để ngủ, cho dù bạn không có ở đó. Con bạn vẫn có thể ngủ được với sự chăm sóc của người thân, an ủi, dỗ bé ngủ.

  • Khi con bạn ti mẹ nhiều giờ mới ngủ, thì thực chất trẻ không bú thực sự là bao.

Lúc đấy chủ yếu trẻ thích nghiền vú của mẹ, nghiền hơi ấm của mẹ mà thôi. Thực chất lượng sữa đưa vào cơ thể trẻ không đáng kể, nhất là ở những giờ phút sau. Nếu thực sự bé bú xẹp hết 1 bên vú thì khi đó bé đã bú đủ cả sữa đầu và cuối, sau đó bé sẽ ngủ dần.

vicare.vn-tre-bu-ngu-co-the-tao-thanh-thoi-quen-xau-cho-be-dieu-nay-co-dang-lo-ngai-body-2

Một số cách để bé bú tốt hơn khi bé thường hay thức giấc

Thực tế, trẻ ngủ chỉ 25-35 phút thì bị thức giấc, không thể gọi là giấc ngủ sâu. Để trẻ ngủ đủ sâu thì bạn cần cho trẻ 1 bữa ăn no đủ ,thoải mái, thì bé sẽ không bị đói tỉnh dậy quá sớm. Trẻ bú đủ no có thể ngủ giấc dài 2-3 giờ/ ngày và 10 giờ/đêm.

Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ bú vú mẹ chừng 2-3 phút rồi ngưng, sau 30 phút trẻ đòi bú trở lại. Điều này chứng tỏ trẻ bú 2-3 phút là không đủ sữa, chỉ đủ cho trẻ no trong 30 phút nên đó không thể là đủ vì thế sau đó bé lại thấy đói và đòi bú. Vì thế, bé sẽ không thể lấy hết dinh dưỡng trong sữa mẹ ở giai đoạn đầu, bé sẽ chậm tăng cân hơn các trẻ em cùng lứa.

Theo Pamela cho biết đây, tốt nhất là bé nên bú khoảng 15 - 20 phút trước khi ngủ hoặc chuyển bầu vú khác để đảm bảo có thể tăng cân.

  • Đừng khiến bé cảm thấy quá thoải mái khi bú mẹ

Bà Pamela khuyên các mẹ, để đảm bảo bé bú đủ không nên để bé cảm thấy quá ấm áp và thoải mái khi bú. Nếu bé được quấn kỹ càng, có thể bỏ bao tay ra và xoa vào lòng bàn tay bé hoặc cù nhẹ má bé hay đứng dậy và đi lại để giữ bé tỉnh hoặc cù, mát xa lưng và chân bé.

  • Thỉnh thoảng ngăn dòng sữa mẹ

Các mẹ có thể đặt ngón tay ở giữa bầu vú và miệng con để ngăn dòng chảy sữa ra. Khi bé cảm nhận là bầu vú của mẹ bị đưa ra, kích thích bé bú lại một lần nữa, mút chặt hơn để bú được bầu sữa của mẹ.

  • Vỗ nhẹ hoặc nói chuyện với bé khi bé bú

Hãy bế bé nhẹ nhàng, nói chuyện với con để con không ngủ quên khi bú. Các mẹ có thể làm như vậy trong khi bé bú dưới 15 phút mà bé đã ngủ ở mỗi bên vú.

  • Cho một vài giọt sữa lên môi bé khi bé ngủ quên

Mẹ có thể nhẹ nhàng cho một vài giọt sữa lên khóe miệng hoặc trên môi của bé, đột ngột đang mơ màng ngủ có giọt sữa lên môi có thể khiến bé tỉnh giấc, quay lại bú tiếp.

  • Thử một tư thế cho bú khác khi cho con bú

Hãy thử đặt trẻ ở một tư thế "ít gây buồn ngủ" hơn như tư thế ôm giữ bóng hoặc giữ bé ngồi thẳng để bú.

Tư thế nằm nghiêng cho bú hay tư thế cái nôi khiến bé buồn ngủ nhanh hơn, có thể chưa bú no đã ngủ ngon.

  • Lau rửa cho bé ở chân tay

Lau đầu, bụng hay chân bé với miếng khăn ẩm để nhẹ nhàng, có thể khiến bé tỉnh giấc khi mơ màng ngủ, bé sẽ dậy bú tiếp cho đến lúc no.

  • Thay tã cho trẻ khi trẻ buồn ngủ

Khi bạn để ý thấy con bắt đầu buồn ngủ, bạn có thể thay tã cho trẻ hoặc đổi bên cho con bú, đổi tư thế. Sẽ khiến bé tỉnh giấc, quay lại bú tiếp.

vicare.vn-tre-bu-ngu-co-the-tao-thanh-thoi-quen-xau-cho-be-dieu-nay-co-dang-lo-ngai-body-3
  • Giảm độ sáng trong phòng ngủ

Mắt của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với ánh sáng vì thế không nên đột ngột đổi ánh sáng mạnh, ảnh hưởng đến dây thần kinh thị lực của trẻ. Hãy giảm nhẹ độ sáng trong phòng trước khi cho con bú, ánh sáng chói khiến bé muốn nhắm mắt, dễ buồn ngủ hơn.

Cho con bú ngủ là một điều khá tốt, sẽ giúp bé uống được nhiều sữa hơn, no hơn, ngủ ngon hơn. Ngoài ra, còn gắn kết tình cảm mẹ con, giúp não con hoạt động tốt hơn, thông minh hơn. Bây giờ có ai bảo trẻ bú ngủ có thể tạo thành thói quen xấu cho bé, thì bạn có thể tự tin giải thích ngay cho họ hiểu là điều họ nói là không đúng rồi. Chúc các bé luôn khỏe mạnh nhanh ăn, chóng lớn.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị ọc sữa khắc phục như thế nào?
  • Khi nào mẹ bắt đầu cho trẻ sơ sinh uống nước?
  • Có thể cho trẻ sơ sinh uống nước không?