Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không?

Trẻ nhỏ thường rất hay mắc những bệnh cảm vặt trước sự thay đổi thất thường của thời tiết. Một trong những bệnh thường gặp nhất hiện nay đó là bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và giúp bé mau chóng khỏi bệnh, đòi hỏi những bậc phụ huynh phải có phương pháp và cách thức điều trị cho con một cách tốt nhất.

Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không? Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không?

Trẻ nhỏ thường rất hay mắc nhiều bệnh lý, trước sự thay đổi thất thường của thời tiết. Một trong những bệnh thường gặp nhất hiện nay đó là bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và giúp bé mau chóng khỏi bệnh, đòi hỏi những bậc phụ huynh phải có phương pháp chăm sóc đúng cách. Và có nhiều người hay thắc mắc rằng liệu trẻ bị viêm phế quản thì có nên tắm hay không? Hãy cùng HoiBenh giải đáp ngay sau đây.

Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Tuy bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, tùy vào từng trường hợp và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bệnh nhẹ, có thể sẽ tự bệnh và tự khỏi. Nhưng khi trẻ mắc bệnh nặng, sẽ luôn cảm thấy khó chịu, dễ quấy và có thể có nhiều diễn biến để lại các biến chứng khác nhau.

Bệnh viêm phế quản làm cho trẻ nhỏ ho nhiều, ho theo cơn và ho kéo dài do cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau và ảnh hưởng nhiều đến đường thở của bé. Nếu không điều trị kip thời, trẻ ho quá lâu thì có thể gây ra viêm phổi.

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu hơn nhiều so với người lớn, do đó khi thời tiết trở lạnh, hay tiếp xúc với môi trường bên ngoài ô nhiễm, thì những vi khuẩn này hoạt động càng mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng và gây bệnh. Một nguyên nhân nữa cũng làm cho trẻ có khả năng bị viêm phế quản chính xuất phát từ các bệnh về tai mũi họng, viêm xoang, làm cho vi khuẩn gây viêm phổi lại có cơ hội hoạt động.

Trường hợp, bố mẹ không biết rõ về phương pháp điều trị cho bé mà lạm dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc do chính sức khỏe của trẻ không đảm bảo, thì virus có thể ảnh hưởng đến cuống khổi. Lúc này, khí quản sẽ có hiện tượng sưng phồng, có màu đỏ, có dịch nhầy trong phổi. Chính về đường thở bị viêm và mắc dịch như vậy mà trẻ sẽ ho nhiều và khó thở.

vicare.vn-tre-bi-viem-phe-quan-co-nen-tam-khong-body-1

Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không?

Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không? là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Rất nhiều trường hợp mẹ nghĩ rằng tắm sẽ làm con cảm lạnh, nên không quan trọng việc tắm rửa cho con. Tuy nhiên, các mẹ cần phải thay đổi ngay suy nghĩ lệch lạc này vì nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn càng có khả năng xâm nhập vào cơ thể và bệnh lại càng nặng hơn.

Các mẹ cần lưu ý rằng tắm cho trẻ cũng cần đúng cách chứ không thể tắm như những trẻ bình thường. Việc tắm cho trẻ không đúng cách dễ làm cho trẻ nhiễm lạnh thêm và bệnh sẽ nặng hơn. Các mẹ có thể tham khảo thêm những nguyên tắc khi tắm cho bé, để đảm bảo sức khỏe của trẻ cụ thể như sau:

+ Nước tắm cho trẻ cần đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cùi tay hoặc nhiệt kế, nhiệt độ thích hợp nhất cho trẻ là là khoảng 33 độ C đến 35 độ C.

+ Nơi trẻ tắm cần phải kín gió.

+ Mẹ có thể tăng nhiệt độ phòng tắm để giúp trẻ thoải mái hơn bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm làm cho nhiệt độ không khí cả phòng tăng lên đồng thời tăng độ ẩm làm hạn chế hiện tượng bốc hơi nước làm trẻ bị nhiễm lạnh.

+ Mẹ nên tắm nhanh cho trẻ, tránh cho bé ngâm nước quá lâu.

+ Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần.

+ Khi tắm xong phần nào cần lau khô ngay phần ấy và quấn khăn cho trẻ. Đến khi tắm xong hết thì mẹ thay quần áo sạch sẽ cho bé.

+ Dù mùa đông hay mùa hè mẹ vẫn nên tắm cho trẻ nhanh, không để trẻ ngâm nước lâu. Thời gian tắm cho bé khoảng 10h-10h30 sáng hoặc 14-15h chiều, và không tắm cho bé sau 16h.

+ Trước khi tắm, mẹ cần phải chuẩn bị sẵn quần áo, khăn tắm, để tắm xong sẽ lau khô cơ thể bé ngay. Tránh tình trạng sau khi tắm mới lục tìm quần áo thì có thể khiến trẻ nhiễm lạnh, dẫn đến viêm phế quản ở trẻ em.

+ Khi tắm, mẹ phải rửa mặt, mũi cho trẻ trước tiên. Bởi nếu bạn tắm các bộ phận khác rồi mới vệ sinh mắt, mũi thì có thể bị nước bẩn bám vào gây đau mắt, viêm mũi cho trẻ.

+ Khi tắm xong dùng khăn mềm lau người trẻ, tránh dùng khăn khô cứng sẽ gây hại cho da bé. Khi tắm, mẹ chú ý không để nước hắt vào mắt trẻ. Sau khi tắm phải vệ sinh tai bằng bông chuyên dụng.

+ Sau khi tắm và mặc quần áo xong, mẹ không để cho bé ra ngoài ngay mà nên cho trẻ ngồi lại trong phòng kín khoảng 10 – 15 phút để tránh việc bị cảm đột ngột. (Theo: conlatatca.vn)

vicare.vn-tre-bi-viem-phe-quan-co-nen-tam-khong-body-2

Điều trị và phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ

Các mẹ thường có thói quen dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ, khi bé bị những bệnh như cảm cúm, ho dai dẳng, nóng sốt... Tuy nhiên, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường, do đó trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào cho con, các mẹ cũng cần phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ.

Đối với những trẻ bị viêm phế quản, mẹ nên cố gắng giữ ấm cho trẻ, chọn cho trẻ những bộ quần áo làm từ vải cotton mềm mại. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh và thay vào đó là nước ấm, hãy cho bé uống thật nhiều nước ấm bởi điều này sẽ tránh cho trẻ bị tắc sung huyết. Đồng thời, nước ấm cũng giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn.

Để phòng bệnh tốt cho bé, cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với những môi trường có nhiều khói bụi, virus, khói thuốc... Nên mang khẩu trang và che đậy kín khi đưa trẻ ra ngoài. Nhất là khi trời trở lạnh và có sương, nên tắm cho bé bằng nước ấm và mặc quần áo chống lạnh. Buổi tối khi ngủ, cũng cần lưu ý đắp chân đầy đủ... Nhằm hạn chế tối đa tình trạng mắc phải viêm phế quản ở trẻ em.

Xem thêm

  • Đề phòng viêm tiểu phế quản ở trẻ
  • Viêm phế quản ở trẻ em uống thuốc gì?