Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa?

Thời tiết đầu đông nóng lạnh thất thường, nắng mưa bất chợt, độ ẩm không khí biến đổi liên tục dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Trong bối cảnh thời tiết như vậy, rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hoà? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời đúng đắn nhất trong bài viết sau đây.

Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa? Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa?

Thời tiết đầu đông nóng lạnh thất thường, nắng mưa bất chợt, độ ẩm không khí biến đổi liên tục dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Trong bối cảnh thời tiết như vậy, rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hoà? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời đúng đắn nhất trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Trước khi trả lời câu hỏi “trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hoà không”, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu qua về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản là căn bệnh xảy ra khi đường thở dưới của trẻ bị viêm nhiễm, gây ho nhiều và có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn tới viêm phổi nếu không được điều trị tích cực. Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản giai đoạn đầu là virus.

Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường bị sổ mũi, ho, cảm lạnh và nếu không được điều trị đúng cách, virus sẽ lan dần xuống hai cuống phổi gây tấy đỏ, sưng phồng, kích thích phổi tiết dịch nhầy gây ho nhiều, thở mệt vì đường thở bị viêm và tiết dịch.

Triệu chứng trẻ bị viêm phế quản

- Trẻ có những biểu hiện nói trên (ho khan, thở dốc, khó thở,...) kết hợp với sốt cao kéo dài hoặc ho kéo dài từ vài ngày tới vài tuần.

- Trẻ ho nhiều, khi ho có đờm xanh, vàng hoặc đục, cổ họng đau rát. Ngoài sốt, trẻ có thể còn bị nôn trớ, chán ăn, mệt mỏi, đau ngực.

vicare.vn-tre-bi-viem-phe-quan-co-nen-nam-dieu-hoa-body-1

Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu cho trẻ nằm trong phòng điều hoà liên tục trong 4 giờ đồng hồ thì đường hô hấp, họng hầu và da của trẻ sẽ bị khô, đồng thời rất dễ bị vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp trên của bé như phế cầu, H. influenzae,... Nếu cho trẻ ra vào phòng điều hoà liên tục sẽ dễ bị cảm lạnh, hoặc khi đang lạnh mà đột ngột gặp nóng thì sẽ dễ bị viêm đường hô hấp trên, trong đó bao gồm cả bệnh viêm phế quản cấp tính.

Do đó, khi trẻ bị viêm phế quản, việc đầu tiên mẹ cầm làm là giữ ấm cho bé. Tuy nhiên, giữ ấm không đồng nghĩa với việc ủ trẻ quá kỹ hoặc không cho trẻ tắm rửa bởi điều này sẽ khiến bé khó thoát mồ hôi, vô tình dẫn tới cảm lạnh khiến bệnh tình của trẻ trầm trọng hơn. Về vấn đề trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hoà không, các bác sĩ cho biết mẹ vẫn có thể cho bé nằm điều hoà nếu thời tiết nóng bức hoặc thay đổi thất thường, tuy nhiên cần phải hạn chế, không cho trẻ nằm trong phòng điều hoà liên tục và thường xuyên. Nếu muốn cho trẻ nằm trong phòng điều hoà mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ, mẹ cần chú ý những điều sau:

- Nên để nhiệt độ trong phòng điều hoà tối thiểu từ 25 – 27 độ C và chỉ chênh với nhiệt độ ngoài trời tối đa 7 độ để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ dù có bé ra vào phòng điều hoà liên tục.

- Nên giữ ấm vùng bụng của trẻ bằng cách đắp chăn mỏng để phòng ngừa cảm lạnh.

- Khi cho trẻ bị viêm phế quản nằm điều hoà, cứ cách 3 tiếng phải cho bé ra ngoài nhiệt độ thường khoảng 10 – 15 phút, nghĩa là không để cho trẻ ở trong phòng điều hoà liên tục quá 3 giờ đồng hồ.

- Trước khi cho trẻ ra khỏi phòng điều hoà, cần mở rộng cửa trước vài phút để trẻ quen với nhiệt độ thực ngoài trời. Ngược lại, nếu trẻ đang ở môi trường nắng nóng bên ngoài, cần lau mồ hôi cho bé và ngồi nghỉ một lát rồi mới bật điều hoà để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ khiến trẻ bị sốc nhiệt, ốm hoặc mắc bệnh về đường hô hấp.

- Không nên để trẻ bị viêm phế quản nằm trực tiếp với hướng cánh cửa gió của điều hoà. Ngoài ra, mẹ nên đặt tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất và bật chế độ quay, nên lắp điều hoà ở vị trí trên cao.

- Phòng vui chơi và phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế nhiều người ra vào phòng điều hoà để tránh sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể.

- Nên lắp thêm máy tạo độ ẩm trong phòng điều hoà để tránh trẻ bị khô da và mắc bệnh hô hấp. Tuy nhiên, nếu không biết dùng máy tạo độ ẩm đúng cách sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do đó, phụ huynh không nên dùng máy tạo ẩm liên tục mà chỉ cần cung cấp một lượng hơi ẩm vừa đủ cho phòng điều hoà.

- Mỗi ngày tắt điều hoà ít nhất 2 lần, dùng quạt thổi hết không khí tù đọng trong phòng ra ngoài, kết hợp với việc mở hết cửa sổ và cửa chính để đón ánh nắng mặt trời và không khí tự nhiên vào phòng.

- Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy điều hoà, máy tạo ẩm, quạt hơi nước, quạt gió,... để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và thanh lọc không khí, hạn chế những tác nhân có thể gây bệnh hô hấp cho trẻ.

vicare.vn-tre-bi-viem-phe-quan-co-nen-nam-dieu-hoa-body-2

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Bên cạnh vấn đề “trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hoà hay không”, cha mẹ cũng nên chú ý tới cách chăm sóc bé trong quá trình điều trị bệnh để bé sớm khỏi. Những điều cần chú ý cụ thể như sau:

- Cho trẻ uống đủ nước bằng cách sử dụng nước sạch đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai của các hãng uy tín, cho trẻ uống một cách từ từ để nước thấm vào mạch máu và thành ruột.

- Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối loãng vào mũi trẻ để giảm nghẹt mũi, khó chịu và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

- Quan tâm, chăm sóc chu đáo để trẻ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ hơn thì mới chóng hồi phục sức khoẻ.

- Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống. Trường hợp trẻ có biểu hiện tái mặt, thở dốc, ho ra máu cần ngay lập tức đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

- Chế độ dinh dưỡng:

Hạn chế tối đa các món chiên xào rán, đồ đông lạnh, đồ muối chua, thức ăn chế biến sẵn để tránh việc mô phế quản tích luỹ quá nhiều chất lỏng, kích thích tiết dịch nhầy khiến tình trạng viêm phế quản ở trẻ nặng hơn; hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt để tránh bé bị khó thở, khó chịu; tránh thực phẩm có thể gây kích thích niêm mặc phế quản như gia vị cay nóng, có mùi nồng; hạn chế ăn trái cây chua.

Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh, quả mọng, dâu tây, cà rốt, cam, nho,... để bổ sung vitamin A, C, E giúp giảm tình trạng khó thở của trẻ bị viêm phế quản; cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu và giàu dinh dưỡng như trứng gà, đậu phụ, sữa đậu nành, sữa bò, đậu Hà Lan, ngũ cốc, bột mì, bột gạo,... Đặc biệt, nên cho trẻ ăn nhiều sữa chua để tăng cường hệ tiêu hoá và giúp các triệu chứng của bệnh viêm phế quản chóng thuyên giảm.