Trẻ bị viêm mắt ngay sau khi sinh ra, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị viêm mắt sau khi sinh hay còn gọi là mắt dử thường có biểu hiện là mắt đỏ, viền và gốc mắt có nhiều dử, khiến hai mí mắt dính lại làm trẻ kêu khóc liên tục. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vậy khi bé bị viêm mắt mẹ cần làm gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu.

Trẻ bị viêm mắt ngay sau khi sinh ra, mẹ cần làm gì? Trẻ bị viêm mắt ngay sau khi sinh ra, mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân dẫn tới viêm mắt ở trẻ sau sinh

Khi sinh, kết mạc mắt của trẻ bị nhiễm tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng, cầu khuẩn viêm phổi trong tử cung của mẹ từ đó sinh ra viêm. Cũng có thể là do nhiễm virus và lây nhiễm hỗn hợp có thể sinh ra trẻ bị viêm mắt ngay khi sinh.

Triệu chứng

Sau khi bị nhiễm vi khuẩn, trong vòng vài giờ đến 3 ngày bệnh sẽ phát lên, hai mắt viêm, đồng thời khiến cho mí mắt đỏ tấy lên, nước mắt chảy nhiều, giác mạc sung huyết, sưng to, mí trên và mí dưới dính vào nhau khiến không mở được. Nếu như giác mạc bị viêm, có thể làm cho triệu chứng nặng thêm, ảnh hưởng tới thị lực, thậm chí không nhìn thấy.

vicare.vn-tre-bi-viem-mat-ngay-sau-khi-sinh-ra-me-can-lam-gi-body-1

Mẹ nên xử trí như thế nào về bệnh viêm mắt ở trẻ sơ sinh?

Các mẹ thường chỉ chú ý tới các bệnh về hô hấp, tiêu hóa của trẻ mà ít để ý tới các bệnh về mắt mà trẻ có thể mắc phải. Nếu khi trẻ bị viêm mắt ngay khi sinh các mẹ nên xử trí kịp thời như sau:

Viêm tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tuyến lệ là nơi sản xuất ra nước mắt, nằm ở góc trên bên ngoài của con mắt. Nó làm thành một lớp mỏng ngay mặt trước nhãn cầu. Sau đó, nước mắt được tập trung ở các đường dẫn nước mắt tất cả đều ở góc trong của mắt.

Nước mắt thoát ra ngoài theo ba đường:

  • Nước mắt tự bay hơi ở mặt trước nhãn cầu;

  • Phần lớn nước mắt bị hấp thu bởi kết mạc;

  • Phần còn lại bị hút hết vào túi lệ.

Do đó, bình thường chúng ta không thấy nước mắt tràn ra ngoài. Khi xuất hiện một vật cản trên đường dẫn nước mắt của trẻ sơ sinh, nước mắt sẽ trào ra ở lỗ lệ, nếu như quá trình đó bị tắc kéo dài, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào túi lệ, gây viêm và mủ túi lệ ở trẻ sơ sinh. Ở một số trường hợp, màng tắc đó bị vỡ do trẻ khóc to, hắt hơi mạnh, đường dẫn nước mắt sẽ tự thông.

Trong trường hợp màng tắc đó không tự vỡ để thông, các mẹ có thể dùng argyrol 1% hoặc nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào mắt đau cho trẻ bị viêm mắt ngay khi sinh.

Tránh không nhỏ dung dịch cloramphenicol vào mắt trẻ bởi nó sẽ gây chứng suy tủy. Sau đó mẹ dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải day vào góc trong của mắt bệnh nhi, thực hiện như vậy khoảng 10 lần trong 10 - 15 ngày. Nếu như thấy trẻ chảy nước mắt nghĩa là bệnh đã khỏi. Nếu vùng túi lệ to lên, có xuất hiện những dấu hiệu nhiễm khuẩn, bạn có thể đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa mắt để điều trị kịp thời.

vicare.vn-tre-bi-viem-mat-ngay-sau-khi-sinh-ra-me-can-lam-gi-body-2

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Viêm kết mạc thường gặp ở trẻ sơ sinh, tần suất là 5% - 6%, tuổi thường gặp ở các bé từ 5 - 15 ngày tuổi.

Các triệu chứng mắt thường sưng đỏ, không mở to được, có nhiều dử mắt dưới dạng mủ, giác mạc trong suốt. Tuy nhiên kết mạc sung huyết, nguyên nhân chủ yếu chính là:

Trẻ bị viêm mắt ngay khi sinh do lậu cầu

Thường gặp ở trẻ 3 - 5 ngày tuổi. Bệnh dẫn tới đau mắt cấp tính, sưng phù, đỏ và nhiều dử, đặc biệt dử mắt như mủ xanh, bị ở hai bên mắt.

gây đau mắt cấp tính, sưng phù, đỏ, nhiều dử mắt và đặc biệt dử mắt như mủ xanh và bị cả hai bên. Nước mắt của trẻ đôi khi có màu hồng như máu. Bệnh diễn biến nhanh dẫn tới loét rồi thủng giác mạc. Cần được điều trị tích cực bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu.

Do tắc lệ đạo

Hai mắt của trẻ không bị đỏ và đau nhức, chỉ xuất hiện nước mắt, có dử, mắt vẫn mở lớn được.

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Viêm kết mạc bởi vi khuẩn thường do hemophilus và staphylococcus aureus. Triệu chứng không cấp tính, ít có sung huyết kết mạc, sưng mắt vừa phải.

Viêm kết mạc do Clamidia trachomatis thường gặp ở trẻ sơ sinh trong 5 - 15 ngày tuổi. Clamydiae trachomatis là tác nhân trung gian giữa vi khuẩn và virus. Giống như vi khuẩn, Clamydiae trachomatis cũng có AND và ARN. Giống như virus, nó có chứa các chất vùi. Nó được chia làm hai nhóm:

  • Nhóm A, B, C gây bệnh đau mắt hột ở người lớn

  • Nhóm D, E, F gây viêm nhiễm phụ khoa, gây bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

vicare.vn-tre-bi-viem-mat-ngay-sau-khi-sinh-ra-me-can-lam-gi-body-3

Khi bị viêm kết mạc do vi khuẩn mắt thường sưng nhiều, đỏ và không mở được lớn. Giác mạc trong bình thường, nhưng kết mạc sung huyết, sử mắt nhiều dưới dạng mủ, thường gặp ở trẻ sinh thường và mẹ bị bệnh viêm phần phụ.

Các mẹ nên cho con khám bác sĩ và điều trị bằng việc cho trẻ uống erythromycin, nhỏ mắt bằng posicyclin trong 15 ngày. Mẹ cũng phải được điều trị để khỏi bị lây lan, tái phát ở bé.

Ngoài ra cần phải khử trùng cách ly, các bông băng lau mắt mẹ cần đốt đi, khử trùng khăn tay và chậu sau đó mới sử dụng. Tránh bụi và gió vào mắt bé. Sau khi vệ sinh mắt cho con, các mẹ nên rửa tay thật kĩ tránh lây sang người khác.

Các mẹ hãy chú ý chăm sóc trẻ bị viêm mắt ngay khi sinh để con nhanh khỏi bệnh, không lây sang người khác và tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

  • Viêm mí mắt ở trẻ và những điều cần lưu ý
  • Trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt có nguy hiểm không?