Trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt có nguy hiểm không?
Trẻ em có sức đề kháng thấp nên khả năng bị viêm họng khi mắc cảm cúm hay cảm lạnh rất lớn. Đối với trường hợp trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt thì không ít bậc phụ huynh rất lo lắng vì không biết có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt có nguy hiểm không?
Trẻ em có sức đề kháng thấp nên khả năng bị viêm họng khi mắc cảm cúm hay cảm lạnh rất lớn. Đối với trường hợp trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt thì không ít bậc phụ huynh rất lo lắng vì không biết có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc họng và hầu, bao gồm các lớp liên bào, các tuyến, các nang lympho rải rác hoặc tập trung thành từng khối khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
40 – 80% nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng ở trẻ em là do virus (khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm), do vi khuẩn (nhiễm khuẩn liên cầu) và nấm.
Trẻ cũng có thể bị lây bệnh từ người thân, bạn bè hoặc người mắc bệnh tiếp xúc với trẻ ở những nơi công cộng.
Trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt có nguy hiểm không?
Thông thường, trẻ bị viêm họng có thể tự khỏi sau một thời gian. Rất ít trường hợp trẻ phải nhập viện khẩn cấp do bị viêm họng. Trừ trường hợp cổ họng trẻ bị nhiễm khuẩn đến mức không thể ăn uống, viêm họng dẫn đến sốt cao, không thể thở được và nước dãi chảy liên tục thì rất nguy hiểm
Trường hợp trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt cao là do liên cầu bêta tan huyết nhóm A gây nên với các dấu hiệu sau:
- Bệnh khởi phát đột ngột, trẻ sốt cao 30 – 40 độ C và cơ thể luôn mệt mỏi.
- Vùng họng của trẻ có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amiđan hai bên.
- Vùng dưới hàm có hạch ở cả hai bên, hạch có thể di chuyển và khi ấn vào thì rất đau.
- Khi lấy máu làm xét nghiệm phát hiện bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
Nếu trẻ bị viêm họng dẫn đến sốt ở các mức nhiệt độ sau thì mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám ngay lập tức:
- Trẻ dưới 3 tháng: Sốt đến 38 độ.
- Trẻ từ 3 đến 6 tháng: 38,3 độ.
- Trẻ trên 6 tháng: 39 độ.
Áp dụng những biện pháp phòng và tránh lây nhiễm viêm họng dưới đây sẽ giúp bảo vệ trẻ nhỏ nhà bạn:
- Không cho trẻ dùng chung đồ với người bị bệnh trong gia đình.
- Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay;
- Cho trẻ súc họng với thuốc súc họng có chứa povidone-iodine để ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật gây bệnh.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường hoặc những nơi không khí bị ô nhiễm
- Uống nước trái cây (loại trừ nước cam) hoặc nước ấm để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.