Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?

Nếu một ngày, các mẹ thấy bé có những biểu hiện như: phát ban đỏ ở hai bên má hoặc đùi, thô ráp, sần sùi nhưng không bị ngứa hay chảy nước rồi dần dần sau đó lan rộng hơn thì hãy cẩn thận bởi đó là những triệu chứng ban đầu cho thấy bé đã bị mắc bệnh viêm da cơ địa.

Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì? Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?

Nếu một ngày, các mẹ thấy bé có những biểu hiện như: phát ban đỏ ở hai bên má hoặc đùi, thô ráp, sần sùi nhưng không bị ngứa. Hay chảy nước rồi dần dần sau đó lan rộng hơn thì hãy cẩn thận bởi đó là những triệu chứng ban đầu cho thấy bé đã bị mắc bệnh viêm da cơ địa.

Chứng viêm da cơ địa ở trẻ thường xuất hiện nhiều nhất vào những ngày thời tiết đang trong giai đoạn chuyện mùa hoặc trong mùa đông. Đây là một loại bệnh ngoài da thường gặp trẻ em thế nhưng các loại thuốc bôi chỉ hợp với một số bé nhất định còn đa phần các bé sẽ không hết bệnh khi dùng thuốc. Có nhiều bé đến 2 tuổi bệnh sẽ tự hết những cũng có rất nhiều trường hợp bệnh kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bởi vậy các mẹ nên tìm hiểu kĩ về bênh, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị bệnh cho bé đúng cách.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở bé

Trước đây, đa số các bà mẹ tin rằng nguyên nhân chính gây ra bệnh chính là do rối loạn cảm xúc, tuy nhiên các bác sĩ đã nghiên cứu và khẳng định, rối loạn cảm xúc chỉ là điều kiện thúc đẩy bệnh phát triển chứ không phải nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này có thể là do di truyền kết hợp với môi trường bị bẩn và ô nhiễm.
vicare.vn-tre-bi-viem-da-co-dia-me-nen-lam-gi-body-1

Mẹ nên kiêng cho bé những gì?

Rất nhiều bà mẹ mang suy nghĩ sai lầm rằng cần phải kiêng, không cho con ăn các món tanh, thịt gà...nhưng điều này có thể sẽ khiến bé thêm còi cọc mà chưa chắc bệnh đã khỏi. Bởi vậy, nếu bé không bị dị ứng với thức ăn thì các mẹ vẫn nên cho bé ăn đầy đủ chất.

Nguyên nhân chính gây bệnh của bé chính là do bé bị mẫn cảm với thời tiết, môi trường..nên khi thời tiết thay đổi bệnh sẽ nặng hơn. Chính vì vậy, các mẹ phải thường xuyên vệ sinh môi trường sống nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, cũng không nên nuôi chó mèo trong nhà, tránh để bé tiếp xúc với những đồ vật và hóa chất nghi ngờ có khả năng gây bệnh. Quan trọng hơn là bố mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh nhiễm trùng và làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bị bệnh, da bé sẽ bị khô, mẩn đỏ nên bố mẹ cần chú ý giữ cho da bé luôn có độ ẩm ổn định bằng cách thường xuyên bôi kem, thuốc mỡ hoặc các loại kem được bác sĩ chỉ định để cung cấp độ ẩm cho da bé.

Bố mẹ không nên tắm cho bé bằng các loại xà phòng thơm, không dùng thuốc tẩy, xả vải để giặt quần áo cho bé. nên cho bé mặc loại vải mềm, mỏng, tránh các loại vải lông thú bởi lẽ lúc này da của bé rất nhạy cảm và rất dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ.

Tránh để trẻ gãi vào cùng da nổi đỏ vì rất có thể bệnh sẽ lây lan sang các vùng da lành khác.
vicare.vn-tre-bi-viem-da-co-dia-me-nen-lam-gi-body-2

Điều trị như thế nào nếu bé bị bệnh?

Nhiều bác sĩ cho biết, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường không thể điều trị hoàn toàn mà chỉ có thể dùng thuốc để kìm hãm sự lây lan của các vùng da bị bệnh đồng thời chữa lành những vùng da đã bị bệnh và chống tái phảt.

Đối với một số bé, khi đến 2 tuổi bé sẽ tự khỏi bệnh nhưng cũng có nhiều trường hợp với nhiều bé, bệnh sẽ kéo dài cho đến khi bé trưởng thành.

Khi lựa chọn các loại thuốc bôi da cho bé, các mẹ nên đưa bé đi khám ở bệnh viện Da liễu để các bác sĩ có thể chẩn đóa chính xác và đưa ra phương thuốc thích hợp với thể trạng và tình hình bệnh của từng bé.Các mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý không bôi thuốc cho bé khi da của trẻ đang có tổn thương do vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng gây ra.

Mẹ nên làm gì để phòng bệnh cho bé?

Để phòng cho bệnh ít tái phát, đặc biệt vào những ngày chuyển mùa, thay đổi thời tiết... các mẹ cần thường xuyên cho con tắm trong nước ấm, cắt ngắn móng tay để hạn chế xước da khi bé gãi, lựa chọn quần áo mềm mại, thoáng mát, tránh vải làm từ lông thú, giữ nhiệt độ trong phòng ở nhiệt độ không quá nóng.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần thường xuyên bôi kem giữ ẩm cho da bé (loại không gây kích ứng da), và cho bé tắm thường xuyên bằng các loại lá hoặc chanh để làm dịu, mát da.
>>> Xem thêm: Chàm sữa- viêm da cơ địa bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ