Trẻ bị tưa miệng nhỏ chanh, mật ong, được không?
Trẻ bị tưa miệng nhỏ chanh, mật ong, được không? Có lẽ đó là thắc mắc chung của không ít bậc phụ huynh khi có con nhỏ bị tưa lưỡi với biểu hiện miệng ra nhiều dãi, hay đẩy lưỡi ra ngoài. Vậy cách làm này có đúng không, có gây hại cho trẻ hay không? Cần lưu ý những gì khi áp dụng phương pháp này?
Trẻ bị tưa miệng nhỏ chanh, mật ong, được không?
Trẻ bị tưa miệng - dấu hiệu của bệnh nấm lưỡi
Tưa miệng là hiện tượng mà trẻ hay bị ra nhiều dãi, lưỡi đẩy ra bên ngoài và hay quấy khóc, gắt gỏng. Nhiều gia đình khi thấy bé gặp phải tình trạng này thường nghĩ rằng trẻ không có vấn đề gì nghiêm trọng và có thể khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan bởi vì tưa miệng có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng. Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nấm miệng còn được đặc trưng bởi các vết đốm hình tròn, có màu trắng đục, hoặc màu vàng xuất hiện trên lưỡi và niêm mạc miệng. Nấm lưỡi thường xuyên gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nằm ở độ tuổi từ 9 đến 10 tuổi, thậm chí một số trẻ 15 tuổi vẫn có thể mắc bệnh.
Trẻ bị nấm lưỡi sẽ có cảm giác khó chịu ở miệng, đặc biệt là ở lưỡi dẫn đến cảm giác chán ăn, ăn không ngon và cuối cùng là bỏ ăn. Nếu bố mẹ không phát hiện bệnh sớm và cho con đi khám có thể dẫn đến tình trạng các vết đốm lan rộng, trầy xước, chảy máu và nhiễm trùng; thậm chí có thể ảnh hưởng đến đường ruột.
Những nguyên nhân khiến trẻ bị nấm miệng
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tưa miệng, nấm miệng ở trẻ. Điều này vô tình tạo điều kiện cho Candids albican phát triển và hình thành bệnh; hơn nữa loại nấm này sẽ phát triển mạnh hơn ở những trẻ sinh thiếu tháng, có sức đề kháng kém. Đôi khi, mẹ bị nấm âm đạo cũng khiến trẻ bị nhiễm bệnh trong quá trình sinh ra. Ngoài ra, nấm cũng đến từ chính những dụng cụ ăn uống hàng ngày của trẻ: như đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa không được vệ sinh cẩn thận sau khi sử dụng.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ thói quen nhỏ chanh, mật ong vào miệng của trẻ với hy vọng chấm dứt tình trạng tưa lưỡi, rớt dãi. Nhưng trên thực tế, hành động này đang âm thầm gây hại cho trẻ nếu bố mẹ không thực hiện đúng cách. Lý do là: trong quả chanh có chứa nhiều axit lactic; còn mật ong nếu được chế biến không tốt có thể chứa bào tử vi khuẩn botulinum đều không có lợi cho trẻ. Botulinum có nguy cơ gây hại đến thần kinh cơ, gây liệt, nếu ngộ độc nặng còn dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, trước câu hỏi “Trẻ bị tưa miệng nhỏ chanh, mật ong được không?” thì câu trả lời là “Có thể sử dụng chanh và mật ong nhưng phải làm đúng cách”. Cách sử dụng chanh và mật ong đúng cách:
- Dùng chanh: Hòa một lượng nhỏ nước cốt chanh với nước để vệ sinh răng miệng, sau đó cho trẻ uống nước để súc miệng để loại bỏ axit trong miệng, tránh gây hại cho trẻ.
- Sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ trên 1 tuổi, tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh ngộ độc.
Làm gì khi trẻ bị tưa miệng, nấm miệng
Trước tiên, khi trẻ bị nấm miệng, bố mẹ cần quan tâm đến cách vệ sinh miệng cho trẻ. Dưới đây là một số chia sẻ đáng lưu ý của bác sĩ Hồng Lạc - Bác sĩ Chuyên khoa II hiện đang là Phó giám đốc kiêm trưởng khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp:
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý (mua tại cửa hàng thuốc hoặc bệnh viện); hoặc bằng dung dịch Lodo Povidine 1% để súc miệng hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch rồi vệ sinh miệng cho trẻ. Cách súc miệng được thực hiện trong suốt thời gian trẻ bị nấm miệng và được dùng để điều trị bệnh nấm miệng ở giai đoạn nhẹ.
- Trẻ sơ sinh không thể súc miệng được thì mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ, các bước thực hiện như sau: (1) chuẩn bị gạc mềm và nước muối sinh lý chuyên dùng cho trẻ sơ sinh; (2) vệ sinh bàn tay của mẹ thật sạch sẽ, đặc biệt là các đầu ngón tay; (3) quấn gạc mềm vào các đầu ngón tay rồi nhúng vào nước muối sinh lý rồi vệ sinh xung quanh trên bề mặt lưỡi của trẻ.
- Với những trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ vệ sinh răng miệng có chứa flour, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại kem đánh răng phù hợp nhất.
- Bôi thuốc kháng nấm khi nấm miệng tiến triển dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
- Cách điều trị viêm phổi ở trẻ như thế nào?
- Trẻ sơ sinh bị ọc sữa khắc phục như thế nào?
- Giải đáp thắc mắc: Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không?