Trẻ bị tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ngày nay việc trẻ bị tự kỷ cũng không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, do ba mẹ không phát hiện kịp thời nên hầu hết trẻ khi bệnh đã nặng mới được phát hiện và chữa trị. Vậy nhận biết trẻ bị tự kỷ như thế nào và chữa trị ra sao?

Trẻ bị tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị Trẻ bị tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tự kỉ là một bệnh tâm lý phổ biến của cuộc sống hiện đại, và cùng với sự phát triển của xã hội thì căn bệnh này cũng ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Tự kỉ không chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành mà trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Trẻ tự kỉ thường sống khép mình, ít giao tiếp với bên ngoài vì vậy khả năng ngôn ngữ và các kĩ năng sống cần thiết cũng bị hạn chế, gây ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vì vậy khi trẻ bị tự kỉ, việc điều trị sớm và tích cực là vô cùng cần thiết. Vậy làm sao để cha mẹ có thể phát hiện sớm bệnh tự kỉ ở con từ đó có hướng khắc phục thích hợp nhất?

Nhận biết trẻ bị tự kỷ

Đa số các trường hợp trẻ bị tự kỷ là do thiếu sự quan tâm, chăm sóc và lắng nghe từ cha mẹ hay do các tác động xấu của môi trường sống tới trẻ. Theo thời gian, nếu trẻ không được điều trị thích hợp sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy phát hiện trẻ bị tự kỷ càng sớm thì việc điều trị cho bé sẽ càng đơn giản.

Cha mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu của bệnh tự kỉ ở trẻ như sau:

Giai đoạn từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi

• Dễ nổi giận, quấy khóc

• Không với lấy đồ vật khi đưa trước mặt trẻ.

• Không bi bô và thiếu sự giao tiếp với những người xung quanh

• Phát triển vận động có thể bình thường.
vicare.vn-tre-bi-tu-ky-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-body-1

Giai đoạn từ 6 – 24 tháng

• Bé không thích âu yếm, không có phản ứng khi được ôm, không thân thiện với cha mẹ.

• Gọi tên hầu như không phản ứng đáp lại.

• Không bi bô, chậm nói

• Bé thích nhìn ngắm các bàn tay của mình, không thích chơi đồ chơi

Từ 2 đến 3 tuổi

• Thích chơi một mình, tránh giao tiếp.

• Không nói được từ có 2 tiếng trở lên

• Kéo tay người khác khi có yêu cầu gì đó

• Thường xuyên hoảng sợ vô cớ

• Không biết gật đầu khi đồng ý, lắc đầu khi không đồng ý

• Tránh giao tiếp bằng mắt, không nhìn thẳng vào người đối diện.

• Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe.

• Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào, dù trước đó đã biết nói.

Giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi

• Trẻ bị chậm nói, hoặc thường xuyên nhại lời người khác nói

• Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật.

• Không thích các trò chơi

• Khó chịu khi bị thay đổi thói quen hàng ngày

• Giao tiếp mắt hạn chế

• Giao tiếp với những người khác bị hạn chế

• Tự làm tổn thương mình.

• Dễ bị kích động.

Ngoài những biểu hiện này, khi khám bệnh, trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ, sự phát triển bất thường so với các trẻ cùng tuổi. Do đó việc giáo dục trẻ bị tự kỷ gặp khá nhiều khó khăn và phức tạp.
>>> Xem thêm: Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?
vicare.vn-tre-bi-tu-ky-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-body-2

Những vấn đề mà trẻ bị tự kỷ gặp phải

Trẻ ít giao tiếp với người khác

Trẻ bị tự kỷ thường có khuynh hướng tránh tiếp xúc và giao lưu với những người xung quanh. Ở những trẻ này các bé thường tỏ ra thờ ơ với những người xung quanh, khi gọi không có phản ứng, không theo đuôi bố mẹ. Đa số những biểu hiện ban đầu của trẻ bị tự kỷ “khá ngoan”. Chính vì vậy bố mẹ thường ít để ý đến bé.

Tuy nhiên, đa số trẻ tự kỷ không sợ người lạ, không phản ứng khi bố mẹ đi khỏi. Đặc biệt những đứa trẻ này không chơi chung với trẻ cùng tuổi và khá yên tĩnh.

Gặp vấn đề trong giao tiếp

Đối với một đứa trẻ bình thường, bé bắt đầu bằng việc ê a, rồi dần tập nói và biểu lộ cảm xúc quá lời nói. Còn những trẻ bị tự kỷ thì chỉ thường bộc lộ mọi cảm xúc qua tiếng khóc, lớn hơn trẻ không dùng lời nói mà dùng hành động kéo tay, chỉ trỏ để biểu hiện ý muốn.

Bạn có thể nhận thấy bé có biểu hiện chậm nói nhưng khác biệt là trẻ tự kỷ không biết bắt chước. Đa số trẻ nhỏ đều cảm thấy tò mò với mọi thứ xung quanh, vì thế trẻ bắt chước nhiều hành động cuả người lớn. Còn trẻ bị tự kỷ hầu như trẻ sẽ không bắt chước bất kỳ hành đọng gì của người lớn, cũng không biết lắc đầu đẻ phản đối hay gật đầu để đồng ý.

Đối với những trẻ lớn hơn có thể biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, giận dữ... nhưng cách thể hiện có khuynh hướng cực đoan.

Trẻ bị tự kỷ ít nói

Trẻ bị tự kỷ thường có dấu hiệu chậm nói. Mặc dù trẻ có thể bắt đầu bập bẹ tập nói khi nhỏ nhưng tính đến khi bé 5 tuổi, hầu như bé sẽ không nói. Theo nhiều nghiên cứu thì 1⁄2 trẻ bị tự kỷ sẽ “câm nín” suốt đời. Bởi trẻ có xu hướng không sử dụng lời nói để giao tiếp.

Hành vi bất thường

Trẻ bị tự kỷ thường xuyên có những hành động cực đoan, nổi giận. Khi bé bị thay đổi môi trường sống bé sẽ tỏ ra khó chịu. Thậm chí với bất kỳ sự thay đổi đồ vật nào cảu bé cũng khiến cho bé nổi giận.

Chính vì vậy mà trẻ tự kỷ sẽ từ chối học và thực hành hoạt động mới. Những hành động của trẻ hầu như lặp đi lặp lại và ít thay đổi. Trẻ sẽ chỉ làm quen với một món đồ và phản kháng giận dữ khi món đồ ấy bị lấy đi

Trẻ hay nhăn nhó, chaỵ chúi đầu về phía trước, xoắn vặn bàn tay... hành động như muốn giải tỏa sự tức giận

Trẻ gặp phải các khiếm khuyết về trí tuệ và nhận thức

Như đã nói ở trên, trẻ tự kỷ đều có chậm phát triển trí tuệ. Vì vậy trẻ bị tự kỷ thường có khiếm khuyết về kỹ năng quan hệ xã hội và có nhiều đáp ứng xã hội lệch lạc ví dụ như hay ngửi đồ vật lạ, hay tự gây thương tích cho mình

Trẻ không biết bắt chước, không hiểu ý nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, không thể xử lý hoặc sử dụng các thông tin.

Những đặc điểm trái ngược

Trẻ bị tự kỷ có những biểu hiện cảm xúc rất trái ngược, đa số cảm xúc bé thể hiện ra đều khá cực đoan, khóc cười vô cớ hoặc la hét khó kiểm soát.

Trẻ thường xuyên chạy nhảy, leo trèo không sợ nguy hiểm, nhưng lại có thể sợ những sự vật hoặc tình huống mà bình thường là vô hạ.

Xuất hiện những thói quen kỳ lạ như nhổ tóc, cắn móng tay.
vicare.vn-tre-bi-tu-ky-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-body-3

Cách điều trị bệnh tự kỉ

Tùy theo sự biểu hiện của bệnh tự kỉ ở trẻ mà có cách điều trị khác nhau. Thông thường quy trình điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ nhằm:

- Giúp trẻ phát triển tâm lí và nhân cách cá nhân theo đúng như khung tâm lí của trẻ bình thường.

- Giúp trẻ thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh

- Tập cho bé cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.

- Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.

- Bên cạnh đó kết hợp chế độ ăn uống cân bằng và điều trị bằng thuốc đề điều trị

Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp:

Trị liệu về ngôn ngữ và giao tiếp thường tùy theo từng mức độ và bắt đầu từ rèn luyện các kỹ năng

- Các kỹ năng mà trẻ bị tự kỷ thường được tập luyện là: Kỹ năng chú ý, bắt chước, tiếp nhận ngôn ngữ, thể hiện ngôn ngữ.

- Dần dần các kỹ năng sẽ được nâng cao lên

- Ở cấp độ cao hơn các kỹ năng sẽ được nâng cao đến ngôn ngữ trừu tượng, giao tiếp xã hội.
vicare.vn-tre-bi-tu-ky-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-body-4

Hoạt động trị liệu

Các hoạt động trị liệu sẽ đi kèm với các kỹ năng vận động hàng ngày như:

- Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: sử dụng các dụng cụ ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, đi giầy và tất, đi vệ sinh

- Kỹ năng cầm nắm như viết, vẽ, dùng kéo cắt dán

- Kỹ năng vui chơi và giao tiếp

Bên cạnh đó, hoạt động điều trị sẽ được kết hợp với sử dụng các loại thuốc điều trị về tâm lý và sinh lý cho trẻ

Tóm lại, điều trị trẻ bị tự kỷ là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng từ gia đình và bác sĩ trị liệu. Bên cạnh đó, phát hiện và điều trị sớm tình trạng tự kỷ ở trẻ sẽ giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn.
>>> Xem thêm: Mách cha mẹ 7 điều khi dạy trẻ tự kỷ ở nhà