Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Tiêu chảy là hiện tượng thường hay gặp ở trẻ nhỏ và dễ gây tử vong cao. Nhiều cha mẹ do chủ quan, thiếu kiến thức cơ bản nên đã khiến cho tình trạng của trẻ ngày càng nguy hiểm hơn. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì thì tốt? Phải phòng bệnh cho trẻ như thế nào thì hợp lý? HoiBenh sẽ giúp độc giả tìm lời đáp cho những câu hỏi này qua bài viết sau đây.

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Tiêu chảy là hiện tượng thường hay gặp ở trẻ nhỏ và dễ gây tử vong cao. Nhiều cha mẹ do chủ quan, thiếu kiến thức cơ bản nên đã khiến cho tình trạng của trẻ ngày càng nguy hiểm hơn. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì thì tốt? Phải phòng bệnh cho trẻ như thế nào thì hợp lý? HoiBenh sẽ giúp độc giả tìm lời đáp cho những câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và biểu hiện tiêu chảy ở trẻ

Trẻ khi bị tiêu chảy thường là do các nguyên nhân như: Ăn, uống những sản phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc do vô tình tiếp xúc với phân của người mắc bệnh; do bị nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, do dùng thuốc (chủ yếu là do uống kháng sinh), do bị dị ứng thức ăn, do ngộ độc, do không dung nạp được thức ăn...

Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ đi ngoài ra phân lỏng hơn bình thường và đi nhiều lần (hơn 3 lần/ngày). Khi bị tiêu chảy cấp, sẽ diễn ra dưới 5 ngày, còn nếu tiêu chảy trên 2 tuần sẽ là triệu chứng của tiêu chảy kéo dài.

vicare.vn-tre-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-1

Hậu quả của tiêu chảy với trẻ

Khi bị tiêu chảy, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu, nếu như không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát sinh thành một số nguy cơ như sau:

Nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng

Khi bị tiêu chảy, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thụ đầy đủ khi vào cơ thể trẻ. Lúc đó, trẻ chán ăn hoặc gia đình cho rằng trẻ không muốn ăn vì sợ tiêu chảy nặng hơn nên khi trẻ vừa khỏi tiêu chảy thì lại dễ mắc suy dinh dưỡng.

Nguy cơ tử vong

Khi bị tiêu chảy dễ dẫn tới chứng mất nước và chất điện giải. Nếu không bù kịp thời sẽ dễ dẫn tới tử vong. Theo thống kê của một công trình nghiên cứu, có tới 70% trẻ bị tử vong vì tiêu chảy do mất nước, số còn lại là do bị nhiễm độc hoặc viêm phổi (Theo Trangphuclinh).

Khi trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì mới tốt?

Khi trẻ bị tiêu chày, điều đầu tiên mà các bố mẹ quan tâm chính là nên cho trẻ uống thuốc gì thì sẽ tốt. Cách xử lý sẽ như sau:

Bù nước và chất điện giải

Cách hữu hiệu nhất để bù nước và chất điện giải vẫn cứ là dùng dung dịch ORS (oresol), nó sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục và giảm thiểu sụt cân. Phải bỏ dung dịch nếu như đã được pha quá 12 giờ, nên thay bằng dung dịch bù nước khác nếu trẻ không thích mùi vị của dung dịch này. Nếu số lần tiêu chảy của trẻ không nhiều (2-3 lần/ngày) thì nên bù nước bằng uống nước hàng ngày hoặc nước trái cây.

Nếu như trẻ có triệu chứng tiêu chảy kèm theo nôn thì cần bù nước từ từ, cho trẻ uống chút một, cách nhau 15 phút/lần. Khi được bù đủ nước, bé sẽ đi tiểu nhiều, da và môi tươi tắn và sẽ linh hoạt hơn.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đủ 4 nhóm chất mỗi ngày cho bé (đường, đạm, béo, xơ và vitamin, khoáng chất); bổ sung men vi sinh để kích hoạt lợi khuẩn ruột; bổ sung thêm kẽm để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột tổn thương.

vicare.vn-tre-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi-body-2

Cho trẻ đến gặp bác sĩ khi

Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày mà không thuyên giảm dù đã làm mọi cách; trẻ đi phân có lẫn máu hoặc có màu nâu đen lẫn nhầy; bụng trẻ đau khi sờ hoặc ấn; nôn nhiều và bỏ ăn; có dấu hiệu mất nước nặng như: khóc không ra nước mắt, thóp lõm, mắt lõm.

Ngoài cách trên, bố mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như sau để trị tiêu chảy cho trẻ

- Nước lá ổi: Lá ổi rửa sạch, ngâm nước muối từ 10 – 15 phút. Cho lá ổi nấu với 1,5 chén nước, đun sôi trong 30 phút và thêm chút muối, lọc lấy nước cho bé uống.

- Dùng lá cây nhót: Lá nhót sao vàng, sắc lấy nước uống.

- Dùng hồng xiêm xanh: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô và sao vàng dùng dần. Mỗi lần dùng 10 lát sắc với nước để uống, lượng nước ngập hồng xiêm, mỗi ngày uống 2 lần, không nên cho trẻ uống đặc quá.

- Dùng rau sam: Dùng 100-200g rau sam để nấu ăn hoặc nấu cháo hàng ngày. Hoặc dùng 100g rau sam, 50g cỏ sữa tươi sắc thay nước uống hàng ngày. Có thể dùng thêm 20g nhọ nồi, 20g ray má sắc chung nếu trẻ bị đi phân có máu.

- Gạo rang: 10g gạo sao vàng, 15g ngải cứu, 10g đường đỏ mang đem đun chung ngập nước trong ấm, lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần.

- Gừng tươi: 12g gừng tươi, 3g muối ăn mang sắc lấy hai bát con nước rồi đem uống, 2 lần/ngày.

- Chè khô: 5g chè khô, gừng tươi 100g (hoặc 30g gừng khô) đun chung cùng 800g nước cho đến khi còn 2/3, thêm 15g dấm gạo và chia uống 3 lần mỗi ngày.

- Chuối tiêu xanh: Dùng chuối tiêu xanh đã gọt bỏ mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, dùng nguyên vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn rồi trộn cùng cháo, nấu chín cho bé ăn trong 3 ngày.

Làm sao đề ngừa tiêu chảy cho trẻ?

- Cho bé ăn chín, uống sôi, những thực phẩm sạch được nấu tại nhà.

- Dùng nước sạch để chế biến thức ăn, để uống hoặc tắm giặt cho trẻ.

- Rửa tay thật sạch trước khi chăm sóc trẻ hoặc cho trẻ ăn, không cho trẻ ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi vào miệng.

- Tránh xa trẻ tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.

Hy vọng với bài viết trên, bố mẹ đã phần nào giải đáp được thắc mắc “trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì thì tốt?”. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp trẻ nhanh chóng bình phục, không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ khi trẻ có vấn đề về sức khỏe.