Trẻ bị tiêu chảy cấp cần kiêng tất cả, chỉ ăn cháo muối thôi, đúng hay sai?
Tiêu chảy cấp là căn bệnh khá phổ biến. Nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, thậm chí là dẫn đến tử vong? Vậy bệnh tiêu chảy cấp là gì? Khi trẻ bị bệnh này, cha mẹ nên làm gì? Những sai lầm mà phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Trẻ bị tiêu chảy cấp cần kiêng tất cả, chỉ ăn cháo muối thôi, đúng hay sai?
Tiêu chảy cấp là căn bệnh khá phổ biến. Nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, thậm chí là dẫn đến tử vong? Vậy bệnh tiêu chảy cấp là gì? Khi trẻ bị bệnh này, cha mẹ nên làm gì? Những sai lầm mà phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1. Tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi nặng, phân lỏng có nhiều nước, từ 4 lần trên một ngày. Đối với trẻ nhỏ, có một số dấu hiệu để nhận biết trẻ có bị bệnh tiêu chảy cấp hay không như: phân lỏng, phân có đàm nhớt, phân thay đổi màu, phân có hạt lợn cợn.
Nguyên nhân gây dẫn đến bệnh này có thể do:
- Do ăn thức ăn nhiễm độc, thức ăn bị ôi thiu, trong thức ăn vẫn tồn dư các hóa chất bảo vệ thực vật.
- Uống nước chưa được đun sôi cũng có thể khiến chúng ta bị tiêu chảy cấp.
- Do vi - rút: loại vi rút gây tiêu chảy cấp thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ là Rotavirus.
- Do vi khuẩn như: tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, E.Coli, nhóm Salmonella.
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Vệ sinh môi trường không sạch để ruồi, gián, chuột làm bẩn thức ăn.
Một số những biến chứng của bệnh tiêu chảy
- Dẫn đến bệnh suy thận cấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng tử vong
- Khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, do thời gian mắc bệnh, các em ăn ít và ăn không ngon miệng
- Bị tiêu chảy nếu như không bổ sung nước cho cơ thể, khiến cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
Đây là căn bệnh có khả năng lây lan và tạo thành dịch, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, do bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn.
Vậy bố, mẹ nên làm gì khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp. Do không trang bị cho mình các kiến thức về bệnh này nên không ít các bậc cha mẹ đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong việc chăm sóc trẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
2. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?
Một số điều mà bố, mẹ cần lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy cấp:
- Khi phát hiện con mình bị bệnh tiêu chảy cấp lần đầu, việc đầu tiên phụ huynh nên làm là bổ sung nước ngay lập tức cho trẻ bằng cách cho trẻ uống dung dịch Oresol, nước trái cây,..
- Nếu trẻ bị tiêu chảy nhưng lại không bị mất nước thì trẻ có thể được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nên theo dõi màu sắc phân, khả năng uống bù nước, ăn uống của trẻ.
- Nếu trẻ có một trong những biểu hiện sau thì nên đưa trẻ đi tái khám lại như: sốt cao liên tục, nôn nhiều lần, không ăn uống được, co giật, chướng bụng, phân có máu.
3. Trẻ tiêu chảy cấp chỉ được ăn cháo muối?
Khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp cần phải kiêng cữ, chỉ được ăn cháo muối: Đây cũng là một trong những suy nghĩ sai lầm mà nhiều cha mẹ thường mắc phải. Khi trẻ bị tiêu chảy, chưa chắc toàn bộ phần ruột của bé đều nhiễm khuẩn, có những phần chưa bị tổn thương thì chúng vẫn có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Vậy nên, bố mẹ vẫn nên cho con ăn uống bình thường và bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
4. Một số sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp
Do không có kiến thức về bệnh, nên bố, mẹ thường mắc một số sai lầm sau khi chăm sóc trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp:
- Uống nhiều nước sẽ làm nghiêm trọng bệnh hơn: Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi khi đường ruột bị nhiễm khuẩn gây ra tình trạng tiêu chảy chỉ là một hình thức đưa các chất độc, vi khuẩn ra bên ngoài. Cho nên, việc trẻ có uống nước hay không thì ruột vẫn bị kích thích và gây ra tiêu chảy.
Các phần ruột chưa bị vi khuẩn tấn công vẫn có thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng bình thường nên cha mẹ cần phải cho con uống nhiều nước và ăn như bình thường để hạn chế tình trạng thiếu nước và suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Sử dụng thuốc cầm ỉa cho trẻ: Theo như các bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc này cho trẻ. Như chúng ta đã biết, tiêu chảy là một hình thức để đường ruột đẩy các vi khuẩn ra bên ngoài, bảo vệ cơ thể. Hơn nữa, phương pháp điều trị chính của bệnh này là phòng mất nước, bù nước..
Còn thuốc cầm ỉa có tác dụng là làm giảm nhu động ruột, liệt ruột không thể bài thải phân ra ngoài khiến chúng tồn đọng lại trong ruột, dễ dẫn đến tình trạng viêm ruột, chướng bụng, tắc ruột, thậm chí là tử vong
- Đổi sữa cho trẻ: khi trẻ bị tiêu chảy cấp thì nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như lúc bình thường, không nên thay đổi chế độ ăn của trẻ, mà nên chia thành nhiều bữa. Nếu trẻ uống sữa pha thì vẫn nên pha sữa như bình thường không nên pha loãng hơn. Chỉ nên đổi sữa trong tình trạng trẻ bị tiêu chảy nặng hơn sau mỗi lần dùng sữa.
- Trẻ bị tiêu chảy do người mẹ ăn uống không kiêng cữ: Trẻ bị tiêu chảy có thể là do việc vệ sinh ăn uống chưa tốt, vệ sinh tay không sạch sẽ, do mút tay...chứ không phải nguyên nhân từ người mẹ. Dù mẹ có ăn thức ăn gì, qua hệ tiêu hóa các thức ăn sẽ được hấp thụ qua đường ruột vào máu để các chất dinh dưỡng trong máu trở thành sữa. Do đó mà suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, ngược lại người mẹ nên ăn uống đầy đủ các chất để cung cấp sữa cho con.
Bệnh tiêu chảy cấp ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé, vậy nên các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình những kiến thức đúng về căn bệnh này, tránh mắc phải các sai lầm trên dẫn đến việc con bị thiếu chất dinh dưỡng, nặng hơn là các biến chứng như ở trên.
Xem thêm:
- Bệnh tiêu chảy không nên coi thường
- Chữa bệnh tiêu chảy cho bé bằng thuốc dân gian
- Sốt phát ban ở trẻ: những điều cần lưu ý