Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao mẹ nên xử trí như thế nào?

Thủy đậu là căn bệnh rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ có thể bùng phát thành dịch với những biến chứng nguy hiểm viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Vậy khi trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao mẹ nên xử trí như thế nào?

Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao mẹ nên xử trí như thế nào? Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao mẹ nên xử trí như thế nào?

Thủy đậu là căn bệnh rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ có thể bùng phát thành dịch với những biến chứng nguy hiểm viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Vậy khi trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao mẹ nên xử trí như thế nào?

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh thủy đậu?

Thủy đậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng trẻ em là nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông – xuân và dễ phát triển thành dịch.

  • Bệnh thủy đậu là do siêu virus Varicella-zoster gây ra. Virus này có acid nhân là AND, kích thước khoảng 150 – 200mm. Varicella-zoster gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh ở người lớn.
  • Trẻ nhỏ dễ bị bệnh thủy đậu là do sức đề kháng yếu. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi trẻ đi lớp, không được cách ly, lây qua nói chuyện, ho, hắt hơi. Hoặc lây gián tiếp qua đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Trẻ dưới 5 tuổi mức độ lây lan càng cao hơn.

Trẻ bị thủy đậu có biểu hiện gì?

vicare.vn-tre-bi-thuy-dau-kem-sot-cao-me-nen-xu-tri-nhu-the-nao-body-1

Biểu hiện chính của bệnh thủy đậu là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc.

  • Thời gian ủ bệnh kéo dài trong 10 -20 ngày. Sau đó trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, đau đầu, lười ăn, nổi các nốt ban hồng có đường kính từ vài milimet. Sau 2 ngày trẻ xuất hiện nốt đậu đường kính dưới 10mm.
  • Nốt thủy đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang diễn biến nặng hơn.
  • Mụn đậu bóng nước, chứa chất dịch trong. Sau 1 ngày mụn nước này đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp vỡ ra, mụn đóng vảy.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

  • Thủy đậu là căn bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị cho trẻ đúng cách dễ gây ra những biến chứng nhiễm trùng nốt đậu.
  • Nốt đậu nhiễm trùng, tổn thương da sâu và rộng để lại sẹo rỗ trên da vô cùng mất thẩm mỹ, nặng hơn nữa là viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.
  • Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh sau này.

Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao, mẹ nên xử trí như thế nào?

Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao là biểu hiện đầu tiên các mẹ nhận thấy. Sau khi sốt 2-3 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện nốt mụn nước. Lúc này mẹ cần phải bình tĩnh, xử lí tình trạng này bằng các biện pháp sau:

Chườm mát cho trẻ

  • Mẹ cần lau người cho trẻ bằng khăn mát, lau mồ hôi, để trẻ nằm ở nơi thoáng khí.
  • Nên mở cửa sổ thay vì bật máy lạnh hoặc quạt
vicare.vn-tre-bi-thuy-dau-kem-sot-cao-me-nen-xu-tri-nhu-the-nao-body-2

Cung cấp nước và cho trẻ mặc đồ thoáng mát

  • Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao dễ bị mất nước, vì thế mẹ cần cho trẻ uống nước nhiều.
  • Không nên mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên mặc cho trẻ quần áo thông thoáng để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da.
  • Mặc đồ cho trẻ quá dày sẽ khiến trẻ sốt cao hơn, do bị nhiễm lạnh, mồ hôi không thể thoát được, cọ sát vào nốt đậu gây nhiễm trùng.
  • Nếu trẻ bị lạnh, run rẩy thì mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc chăn mỏng. Nếu trẻ bị sốt dưới 39 độ thì không nên dùng thuốc hạ sót, chỉ cần áp dụng các biện pháp trên, trẻ sẽ hạ sốt.
  • Mẹ có thể dùng mẹo quấn quanh mắt cá chân của trẻ bằng tất ướt rất hữu ích khi trẻ bị sốt cao. Ban đầu trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó cơ thể sẽ giảm nhiệt.

Khi nào mẹ nên đưa bé đi bác sĩ?

Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao 2-3 ngày, thời gian sốt kéo dài hơn, bé sốt trên 39 độ với biểu hiện thở khó khăn, co giật thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Vì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não...

Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao

Kiêng tắm

  • Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé bị thủy đậu cần kiêng nước, gió tuyệt đối nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Không ít trẻ bị nhiễm da bội nhiễm, nặng hơn gây nhiễm trùng huyết do giữ vệ sinh không tốt.
  • Thay vào đó nên tắm, lau rửa cho con bằng nước ấm, nhưng không nên tắm lâu.
  • Vệ sinh tay, chân cho trẻ. Nếu trẻ nhỏ cần mang bao tay, xoa phấn rôm vô khuẩn khắp cơ thể. Không cho trẻ gãi dễ làm nốt phỏng bị vỡ, gây bội nhiễm vi khuẩn.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng mọc trong miệng dễ vỡ gây bội nhiễm trẻ rất khó ăn.
  • Nên nhờ bác sĩ tư vấn để trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lí

Bôi xanh methylen khắp người trẻ

  • Khi con bị thủy đậu, mẹ thường bôi xanh methylene vào các nốt phỏng đậu. Nhưng việc này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trông rất nhem nhuốc. Chỉ khi nốt phỏng vỡ ra, se nốt và thoa xanh methylene sẽ ngừa bội nhiễm, sát trùng khô nhanh.
  • Tuyệt đối không thoa mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.
  • Không chọc nốt phỏng ra vì không có tác dụng gì
  • Một khu vực da có nhiều ban, ban đã phỏng nước, ban đã vỡ. Ban vỡ sẽ để lại vết trợt, xước trên da. Còn không bị nhiễm trùng sẽ tự khỏi, không để lại sẹo.

Tắm lá

  • Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao không nên tắm lá để nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ mỏng, cấu trúc chưa ổn chỉ bằng 1/5 da người lớn nên dễ bị tổn thương, dị ứng, nhiễm trùng.
  • Có tới hơn 90% viêm da ở trẻ nhỏ do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Vi khuẩn cư trú ở các loại lá mọc bờ bụi, đun sôi vẫn khó có thể loại trừ. Các loại lá bàng, lá chè xanh không hề tốt, vì trong 2 loại lá này có chất ta nanh – chất chát dễ khiến da trẻ tổn thương.
  • Lá tre có lông dễ khiến trẻ bị ngứa, dị ứng. Lá trúc, lá đào, lá bạch hoa trà thiết thảo cũng không nên tắm cho trẻ, dễ gây viêm da, nhiễm trùng.

Không cách ly trẻ

  • Thủy đậu lây rất nhanh, virus có trong nước bọt của trẻ, khi ho, khi nói dễ bắn virus ra xung quanh. Trong thời gian ủ bệnh, ban chưa xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Thủy đậu lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày, sau sốt 4 ngày.
  • Mẹ khi phát hiện trẻ bị thủy đậu cần cách ly với trẻ khác. Tốt nhất nên cho trẻ nghỉ học,đồ dùng của trẻ nên ngâm giặt riêng bằng xà phòng, phơi nắng.

Trẻ bị thủy đậu kèm sốt cao rất nguy hiểm, vì thế các mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ chặt chẽ, chăm sóc trẻ đúng cách để đề phòng biến chứng xảy ra.

Xem thêm:

  • Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ
  • Làm thế nào khi trẻ nhỏ bị thủy đậu
  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thủy đậu và cách phòng tránh