Trẻ bị sốt rét có nên đắp chăn không?
Sốt cao rét run là triệu chứng thường gặp của trẻ do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc do kí sinh trùng sốt rét. Có nhiều mẹ thấy trẻ bị sốt rét thấy lạnh thì thường đắp chăn kín cho trẻ. Vậy trẻ bị sốt rét có nên đắp chăn không?
Trẻ bị sốt rét có nên đắp chăn không?
Sốt cao rét run là triệu chứng thường gặp của trẻ do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc do kí sinh trùng sốt rét. Có nhiều mẹ thấy trẻ bị sốt rét thấy lạnh thì thường đắp chăn kín cho trẻ. Vậy trẻ bị sốt rét có nên đắp chăn không?
Vì sao trẻ lại bị sốt rét?
Có 2 nguyên nhân chính thường gặp nhất dẫn tới tình trạng sốt rét, đó là do sự rối loạn vận mạch khi bị sốt cao hoặc do nhiễm ký sinh trình gây sốt rét.
Tình trạng sốt cao rét run do kí sinh trùng sốt rét thường gặp nhiều ở vùng đồi núi, nơi kinh tế khó khăn, nhận thức người dân hạn chế. Ở những vùng đô thị ít gặp kí sinh trùng sốt rét bởi các biện pháp phòng sốt rét ở đây được áp dụng triệt để.
Không những chỉ ở trẻ em mà ngay cả người lớn khi bị sốt quá cao cũng sẽ dẫn đến tình trạng rét run, tay chân lạnh. Điều này là do bên trong cơ thể sốt cao lên tới 39 -40 độ C, có sự chênh lệch nhiệt độ nhiệt độ bên trong cơ thể với nhiệt độ bên ngoài làm cho các mạch ngoại vi bị mất nhiệt đột ngột dẫn đến vùng da ở ngoại vi cảm thấy rét lạnh .
Bị sốt rét có nên đắp chăn?
Để giải quyết sự rét run và lạnh của trẻ, các mẹ thường hay cho trẻ đắp chăn để bớt lạnh, nhưng đây là việc làm hoàn toàn sai lầm.
Đắp chăn không làm trẻ hết rét. Ngược lại, đắp chăn càng làm cơ thể trẻ khó thoát nhiệt dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Sốt cao ở trẻ mà không hạ thân nhiệt kịp thời sẽ làm cơ thể bé bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây các triệu chứng như co giật.
Cách hạ sốt khi trẻ bị sốt rét
- Phòng trẻ nằm cần thoáng khí, không để trẻ trong phòng kín. Cần làm các biện pháp thoáng khí tốt nhất có thể để thân nhiệt của trẻ giảm dần.
- Bỏ bớt các quần áo trên người nếu trẻ đang mặc quá nhiều quần áo.
- Nếu trẻ sốt nhẹ, dưới 38 độ C thì tiến hành lau bằng các khăn ấm tại vùng bẹn, vùng nách, vùng trán để hạ thân nhiệt. Nếu trẻ bị sốt cao, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt tùy vào cân nặng của trẻ.
- Bù nước cho trẻ: khi sốt thân nhiệt cao sẽ làm nước mất qua da nhiều, cần bổ sung lượng nước thêm cho trẻ so với ngày thường. Trẻ cho bú mẹ thì cho trẻ bú thêm nhiều hơn, trẻ đã ăn được thì cho trẻ uống thêm nhiều nước hoa quả, ăn thêm trái cây. Bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol rất được khuyến khích
- Trường hợp trẻ bị co giật: đây là biến chứng nặng của tình trạng sốt cao. Khi gặp trạng thái này cần đặt trẻ nằm nghiêng cho dễ thở , rồi gọi cấp cứu. Tình trạng sốt cao luôn cần được kiểm soát tốt để tránh tình trạng co giật xảy ra. Co giật làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, đôi khi để lại những di chứng hệ thần kinh không hồi phục.
Xem thêm:
- Sốt rét là gì? Cách điều trị bệnh sốt rét?
- Ngăn muỗi đốt và bảo vệ trẻ khỏi bệnh sốt rét