Trẻ bị sốt nhẹ khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản bố mẹ cần phải làm gì?
Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và các vaccine dịch vụ phòng ngừa viêm não Nhật Bản rất hiệu quả. Vậy viêm não Nhật Bản triệu chứng là gì? Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có sốt không và xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng với Vicare tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trẻ bị sốt nhẹ khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản bố mẹ cần phải làm gì?
Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý rất nguy hiểm do virus gây ra. Trẻ em chính là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và các vaccine dịch vụ phòng ngừa viêm não Nhật Bản rất hiệu quả. Vậy viêm não Nhật Bản triệu chứng là gì? Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có sốt không và xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng với HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?
Viêm não Nhật Bản là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, hay còn được gọi là bệnh viêm não mùa hè, bệnh viêm não B. Bệnh khiến cho trẻ em bị nhiễm virus cấp tính ở hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng trực tiếp đến não của trẻ. Bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, rất nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong khá cao lên đến 20 – 30%, số còn lại có nguy cơ chịu nhiều di chứng nặng nề.
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do bị muỗi đốt. Loại virus gây bệnh viêm não Nhật Bản tồn tại kí sinh trong cơ thể muỗi và truyền bệnh cho trẻ thông qua các vết muỗi đốt. Bệnh thường xuất hiện khá nhiều ở vùng nông thôn, ven các sông hồ, vũng đọng... đây là những nơi có nhiều cây cối, nguồn nước dồi dào và là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển dịch bệnh.
Viêm não Nhật Bản triệu chứng là gì?
Viêm não Nhật bản được xem là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, khó phát hiện. Vì bệnh cần thời gian ủ bệnh khoảng 5 – 7 ngày từ sau khi cơ thể nhiễm virus, sau đó mới biểu hiện các triệu chứng bệnh ra ngoài. Viêm Não Nhật Bản triệu chứng thường gặp nhất là:
- Trẻ sốt cao không hạ
- Viêm mũi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi...
- Trẻ đi ngoài nhiều lần ra phân lỏng.
- Buồn nôn
- Khi bệnh toàn phát: trẻ có biểu hiện bị cứng gáy, mất ý thức, toàn thân co giật, cơ thể tím tái thậm chí có thể rơi vào hôn mê sâu...
Sau khoảng 7 – 10 ngày phát bệnh, việc điều trị sẽ giúp các triệu chứng bệnh giảm bớt nhưng vẫn có khả năng rất cao dẫn đến một số di chứng như:
- Liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, liệt chi (tay, chân)
- Mất khả năng ngôn ngữ.
- Suy giảm trí nhớ nặng nề
- Trẻ dễ lên cơn động kinh, rối loạn phối hợp vận động lâu dài...
- Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong khá cao lên đến 20 – 30%.
Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế Việt Nam, độ tuổi của trẻ em phù hợp để tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản được chia làm 2 nhóm:
Trẻ em dưới 5 tuổi cần tiêm 3 mũi cơ bản với lịch tiêm như sau:
- Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ đủ 1 tuổi
- Mũi thứ 2: tiêm ngay sau mũi thứ nhất từ 1 đến 2 tuần.
- Mũi thứ 3: tiêm sau mũi thứ 2 khoảng 1 năm.
Tiêm nhắc lại mỗi 3 – 4 năm/lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Trẻ trên 5 tuổi mới bắt đầu đi tiêm vaccine sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản với lịch tiêm như sau:
- Mũi đầu tiên tiêm càng sớm càng tốt, ngay khi có điều kiện tiêm ngừa.
- Mũi thứ 2: tiêm ngay sau mũi thứ nhất từ 1 đến 2 tuần
- Mũi thứ 3: tiêm sau mũi thứ 2 khoảng 1 năm
Tiêm nhắc lại mỗi 3 – 4 năm/lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có sốt không?
Giống như tất cả các loại vaccine phòng bệnh khác, khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản, có một tỷ lệ nhất định trẻ gặp phải một số tác dụng phụ, cụ thể như sau:
Tại vị trí tiêm ngừa: trẻ có thể bị đau, sưng, đỏ... (thường gặp khoảng 5 – 10% trẻ em sau khi tiêm)
Một số ít trẻ có phản ứng toàn thân đối với vaccin như: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, quấy khóc... một đến vài ngày sau khi tiêm vaccine.
Bố mẹ cần làm gì sau khi cho trẻ em phòng vaccin viêm não Nhật Bản?
Sau khi tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản nói riêng hoặc bất kỳ loại vaccin phòng bệnh nói chung, cha mẹ cần cho trẻ ở lại cơ sở tiêm phòng trong vòng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi và phát hiện kịp thời những phản ứng phụ có thể xảy ra do cơ thể phản ứng với vaccin.
Có một tỷ lệ rất hiếm gặp (khoảng 1/1.000.000 mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ sau khi tiêm vaccin viêm não Nhật Bản. Trường hợp này bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.
Đối với phản ứng phụ: sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, giảm ăn uống... Bố mẹ có thể yên tâm mà không cần can thiệp gì đến trẻ, các phản ứng này thường chỉ xuất hiện vài giờ đầu và triệu chứng sẽ giảm dần, thường tự hết sau 1 – 2 ngày.
Nếu trẻ sốt cao trên 38.3 – 38.5 độ C, quấy khóc, bứt rứt nhiều, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt Acetaminophen còn gọi là Paracetamol (Ví dụ một số thuốc chứa paracetamol thông dụng: Tylenol, Efferalgan, Paracetamol, Hapacol...) với liều lượng 10 - 15mg/kg/lần, uống cách nhau tối thiểu 4 giờ, tối đa 4 - 5 lần/ngày. Khi tình trạng sốt cao không hạ hoặc sốt kéo dài trên 2 ngày, lúc này có thể không còn là phản ứng phụ do tiêm ngừa vaccine mà là dấu hiệu của một bệnh lý nhiễm khuẩn nào đó, bố mẹ cần cho trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Trường hợp trẻ bị sưng, đau tại vị trí tiêm ngừa, bố mẹ có thể chườm lạnh vào chỗ bị sưng đau. Lưu ý, bố mẹ không nên chườm viên đá lạnh trực tiếp lên da trẻ, nên dùng khăn mềm quấn viên đá và chườm trong khoảng 10 - 20 phút/lần, vài lần/ngày). Sau 24 giờ quan sát tại vị trí tiêm mà tình trạng sưng, nóng đỏ không bớt mà còn phát triển nhiều hơn hoặc sưng nóng đỏ đã kéo dài hơn 2 ngày, bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
Lưu ý: Tiêm phòng viêm não Nhật Bản có sốt không có nghĩa là vaccine hoạt động tốt hoặc ngược lại, nếu trẻ không sốt sau tiêm vaccine không có nghĩa vaccine vô hiệu với trẻ. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ có hoặc không có sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine.
Xem thêm:
- Vaccine viêm não Nhật Bản có mấy loại?
- Thời điểm nào nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?