Trẻ bị quai bị có bị lại không?

Bệnh quai bị là một trong những bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh do virus gây ra nên có khả năng truyền nhiễm rất cao và có thể lây lan nhanh chóng thành dịch. Vậy trẻ bị quai bị có bị lại không?

Trẻ bị quai bị có bị lại không? Trẻ bị quai bị có bị lại không?

1. Bệnh quai bị là gì?

  • Bệnh quai bị là bệnh do virus Paramixovirus gây ra tình trạng viêm sưng tuyến nước bọt, gây đau vùng mang tai và tuyến nước bọt cho bệnh nhân.
  • Thời gian từ khi bạn bắt đầu nhiễm virus đến khi khi kết thúc bệnh kéo dài từ 12 - 24 ngày.
  • Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất là ở độ tuổi trẻ em do lúc này hệ miễn dịch của bé còn non nớt, khả năng chống lại virus sẽ kém hơn người trưởng thành. Bé ở trong độ tuổi từ 2 - 12 tuổi là dễ bị mắc quai bị nhất, người trưởng thành cũng có nguy cơ bị mắc quai bị, tuy nhiên tỉ lệ này sẽ thấp hơn.
  • Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi rất hiếm khi mắc bệnh, do lúc này bé vẫn còn lượng kháng thể mạnh mẽ được truyền từ mẹ sang.

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị

Bệnh thường gặp nhất là ở đối tượng trẻ em, xuất hiện với các triệu chứng sốt sớm như khoảng 39.5 °C. Trong vài ngày tiếp theo, bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy rõ dấu hiệu sưng tuyến nước bọt và đau trong vòng 1 - 3 ngày. Má và giáp mang tai của trẻ sưng to lên làm cho việc nói, nuốt nước bọt, nhai... trở nên khó khăn và bị đau.

Triệu chứng thường gặp của quai bị:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má.
  • Thấy đau khi nhai hoặc nuốt.
  • Bệnh nhân bị sốt.
  • Đau đầu, sưng hàm, sưng tuyến mang tai.
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu ( ở nam ).

Bệnh quai bị là một bệnh lý lành tính, nếu không có diễn biến gì bất thường thì bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Người bệnh sẽ phục hồi dần dần sau khoảng từ 7 - 10 ngày kể từ ngày phát bệnh.

Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì vẫn có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, dù tình trạng này rất hiếm xảy ra. Các biến chứng có thể có của bệnh quai bị như: Viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm tụy, viêm não.... Trong đó biến chứng viêm tinh hoàn rất nguy hiểm với bé trai vì có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.

HoiBenh.vn-tre-em-bi-quai-bi-co-bi-lai-khong-body-2
Triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị

3. Trẻ bị quai bị có bị lại không?

  • Bệnh quai bị có tính lây lan cao và thường bùng phát thành dịch vào thời điểm cuối đông đầu xuân. Rất nhiều người sau khi bị quai bị một lần, thời gian sau lại có các dấu hiệu giống như đang bị lại quai bị lần 2 nên không biết đây là điều bình thường hay không?
  • Theo như các bác sĩ thì mỗi người trong cuộc đời sẽ chỉ mắc một lần duy nhất bệnh quai bị và sẽ không bao giờ có tình trạng tái lại lần thứ 2. Nguyên nhân là do sau lần đầu tiên bị virus Paramyxovirus tấn công thì cơ thể đã tự động tiết ra kháng thể miễn dịch ghi nhớ với chủng virus đến hết cuộc đời, nên bạn yên tâm là trẻ sẽ không bị mắc lại quai bị lần hai khi ở giai đoạn trưởng thành nữa.
  • Do vậy, nếu như bạn đã từng một lần mắc quai bị, sau đó một thời gian lại gặp tình trạng đau mang tai, cảm giác khó nuốt hay hơi sưng bên má thì đây không phải là bệnh quai bị tái phát mà là bạn đang gặp phải các tình trạng viêm tuyến nước bọt. Bệnh này do vi khuẩn và sỏi tuyến nước bọt gây ra nên có thể tái phát nhiều lần. Bệnh viêm tuyến nước bọt không có nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh quai bị mà nó chỉ làm cho người bệnh cảm thấy đau và khó chịu do tuyến nước bọt bị viêm nhiễm mà thôi.

4. Phụ nữ trong thời gian mang thai bị quai bị có ảnh hưởng đến bé hay không?

  • Nếu bạn đang mang thai, và bạn chưa hề bị mắc quai bị ngày nhỏ, thì trong thời gian mang bầu này hãy cẩn thận hơn với bệnh quai bị.
  • Phụ nữ mang thai dễ bị mắc quai bị nhất là vào khoảng thời gian từ tuần thứ 2 - thứ 16 của thai kỳ. Thời gian ủ bệnh đối với phụ nữ mang thai là từ 12 - 28 ngày.
  • Phụ nữ khi mang thai bị mắc quai bị sẽ có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi, đặc biệt là vào 3 tháng đầu của thai kỳ, thậm chí có thể gây dị tật bẩm sinh cho bé. Vì vậy, nếu trong 3 tháng đầu tiên mà bạn bị mắc quai bị thì hãy thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh để đánh giá nguy cơ mắc các dị tật của bé, từ đó theo dõi được sự phát triển của bé một cách chính xác nhất.
HoiBenh.vn-tre-em-bi-quai-bi-co-bi-lai-khong-body-3
Phụ nữ trong thời gian mang thai bị quai bị có ảnh hưởng đến bé hay không?

5. Những lưu ý khi mắc phải bệnh quai bị

5.1. Thói quen sinh hoạt

Trong thời gian bạn hay người thân trong gia đình bị quai bị, hãy lưu ý những thói quen sau để hạn chế những diễn biến xấu của bệnh có thể xảy ra:

  • Uống nhiều nước (trừ các loại nước chua ).
  • Ở nhà để tránh lây lan bệnh cho những người xung quanh. Nếu bé nhà bạn bị quai bị, thì hãy cho bé nghỉ học, tránh để lây lan thành dịch tại lớp, trường học của bé.
  • Chườm túi nước đá cạnh tinh hoàn để giảm đau nếu thấy có dấu hiệu tinh hoàn bị ảnh hưởng.
  • Ăn các thức ăn dễ nhai, mềm, không ăn các thức ăn khô cứng, các thức ăn đòi hỏi phải tiết nước bọt nhiều.

5.2. Bị quai bị kiêng gì?

  • Với đối tượng trẻ nhỏ bị quai bị thì ngay tại thời điểm phát hiện, cha mẹ nên cho con cách ly trong vòng 2 tuần để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.
  • Kiêng gió và nước lạnh vì những yếu tố này sẽ làm cho vùng quai bị đau hơn.
  • Tránh các đồ ăn chua, tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi nếu bị sốt, không ăn các đồ ăn từ nếp cũng như các món khó tiêu.
  • Không được tự ý dùng thuốc, trường hợp có những biến chuyển khác thường phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị.

Qua các thông tin vừa nêu trên thì câu hỏi: trẻ bị quai bị có bị lại không đã được giải đáp rõ. Quai bị chỉ gặp một lần trong đời và sẽ không có hiện tượng tái lại thêm bất kỳ lần nào nữa. Nếu bạn hay người thân đang bị mắc quai bị thì hãy thực hiện những lưu ý như hướng dẫn để giảm thiểu tối đa diễn biến của bệnh.

Xem thêm :

  • Nguyên nhân xuất hiện bệnh quai bị ở trẻ em
  • Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?
  • Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều cần biết