Trẻ bị nhức mỏi chân trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ em thường hiếu động, chạy nhảy nhiều nên khi trẻ kêu nhức mỏi chân trái, nhiều phụ huynh đã bỏ qua vì nghĩ rằng đó là chỉ là những cơn đau do trẻ vận động quá nhiều. Tuy nhiên, nhức mỏi chân trái có thể là dấu hiệu cho biết trẻ gặp phải chấn thương hoặc tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý khác.
Trẻ bị nhức mỏi chân trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ em thường hiếu động, chạy nhảy nhiều nên khi trẻ kêu nhức mỏi chân trái, nhiều phụ huynh đã bỏ qua vì nghĩ rằng đó chỉ là những cơn đau do sự phát triển xương khớp hoặc do trẻ vận động quá nhiều. Tuy nhiên, nhức mỏi chân trái có thể là dấu hiệu cho biết trẻ gặp phải chấn thương hoặc tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý khác. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây đau nhức chân trái ở trẻ em
Trẻ bị nhức mỏi chân trái là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Chấn thương
Trẻ em, nhất là các bé trai thường tinh nghịch, vận động nhiều nên không thể tránh khỏi chấn thương do té ngã, va đập. Nếu nghe trẻ kêu đau nhức chân thì phụ huynh nên kiểm tra, dò hỏi để xác nhận xem có phải là cơn đau do chấn thương hay không.
2. Đau tăng trưởng
Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi hoặc 8-13 tuổi thường gặp phải những cơn đau nhức chân do đau tăng trưởng. Những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết đau tăng trưởng:
- Đau nhức ở vùng đùi, bắp chân, vùng phía sau đầu gối. Đau ở cả 2 chân.
- Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối và biến mất vào sáng hôm sau.
- Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được bố mẹ xoa bóp chân.
- Những cơn đau thường kéo dài trong vòng 10-30 phút, không gây cản trở khả năng di chuyển, vận động của trẻ.
Dấu hiệu của đau tăng trưởng biểu hiện ở cả hai chân, nếu trẻ chỉ bị nhức mỏi một bên chân và có thêm những triệu chứng khác thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám cụ thể.
3. Bệnh hoại tử chỏm vô mạch
Trẻ có những biểu hiện: đau nhức một bên chân nhưng không phải do chấn thương, đi khập khiễng, không bị sưng, đỏ hay bầm tím tại vị trí đau, không bị sốt, đó đều là những gợi ý cho biết có thể trẻ đang mắc bệnh viêm xương khớp háng nguyên phát (hoại tử chỏm vô mạch). Tổn thương chủ yếu của bệnh là hoại tử một phần hoặc toàn bộ chỏm xương đùi do thiếu hụt cấp máu tạm thời (hoại tử vô mạch), nếu không được điều trị, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 năm.
- Triệu chứng
Bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào khác tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, sốt, ho khạc, không sờ thấy hạch ở cổ (hoặc ở bất kỳ chỗ nào khác). Bệnh nhân sẽ thấy khó ngồi xổm, khó xoay khớp háng. Khám thấy khớp háng trái bị hạn chế vận động khớp khi thực hiện động tác dạng và quay gấp khớp háng. Có thể chân ngắn, chân dài. Đau có thể xuất hiện ở ở những vùng khác như đùi, gối.
- Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT-scanner xương, đặc biệt là MRI để chẩn đoán sớm bệnh. Chụp X-quang thường quy thường chỉ thấy rõ ở giai đoạn muộn.
- Điều trị
Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, thì việc điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi lâu dài tại giường, mang nẹp, bó bột chống xoay để tránh tiêu chỏm, giữ cho trẻ không được vận động ở chân bị đau: Hạn chế đi lại, chạy nhảy. Thường xuyên theo dõi tiến triển của bệnh bằng X-quang. Khi có dấu hiệu hồi phục như nhân và đầu chỏm liền lại thì mới cho trẻ đi lại, vận động nhẹ nhàng. Bệnh hoàn toàn có thể khỏi nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trường hợp phát hiện muộn, chỏm xương bị tiêu, ở giai đoạn ổn định, bệnh nhân sẽ hết đau và vẫn có thể sử dụng khớp háng. Tuy nhiên khi lớn lên, khớp háng sẽ càng đau nhiều và cột sống thắt lưng dễ bị thoái hóa, lúc này bệnh nhân buộc phải thay khớp háng nhân tạo.
Tóm lại, nếu trẻ đột nhiên kêu nhức mỏi chân với những dấu hiệu bất thường khác các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên gia Chỉnh hình Nhi với đầy đủ các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, tránh được các di chứng sau này.
Xem thêm:
- Triệu chứng, nguyên nhân của bệnh nhức mỏi chân tay
- Bệnh: Trẻ bị nhức mỏi chân là dấu hiệu của bệnh gì?
- Trẻ bị nhức mỏi chân là dấu hiệu của bệnh gì?