Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Phần lớn trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đều được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị bên cạnh đó là việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Nhưng nhiều cha mẹ lo lắng uống thuốc kháng sinh nhiều sẽ không tốt cho cơ thể bé. Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì để nhanh khỏi mà ít làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé?

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Phần lớn trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đều được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị bên cạnh đó là việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Nhưng nhiều cha mẹ lo lắng uống thuốc kháng sinh nhiều sẽ không tốt cho cơ thể bé. Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì để nhanh khỏi mà ít làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé?

1. Thế nào là nhiễm khuẩn đường ruột?

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh do những vi sinh vật như nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Những sinh vật này xuất hiện được trong thực phẩm do vệ sinh kém và khi bạn tiếp xúc với chúng bạn dễ bị mắc bệnh. Ở trẻ nhỏ, khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ.

vicare.vn-tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot-uong-thuoc-gi-body-1
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2. Vì sao trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột?

2.1 Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các nguyên nhân khác, như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột. Cụ thể:

  • Các mầm bệnh: Các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể qua tiếp xúc tay miệng và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa. Khiến đường tiêu hóa có thể trở nên viêm nhiễm và đau.
  • Nước bị ô nhiễm: Nếu trẻ tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột. Đó là lý do chúng ta nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh kém cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột. Bạn cần rèn cho trẻ thói quen rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

2.2 Vì sao trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Hoặc nhiễm khuẩn từ thức ăn, môi trường sống, đồ chơi...

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính thường có các dấu hiệu điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Theo các chuyên gia, thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 2 - 5 ngày, cũng có thể là từ 1 - 10 ngày tùy theo thể trạng của từng bé.

3. Cách điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ - Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối; ăn uống bình thường theo nhu cầu.

Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc trẻ có biểu hiện lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Nhất là khi thấy trẻ bị tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít... Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

vicare.vn-tre-bi-nhiem-khuan-duong-ruot-uong-thuoc-gi-body-2
Bố mẹ cần chăm sóc con bị nhiễm khuẩn đường ruột như thế nào?

Với các trường hợp cần điều trị, trẻ nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì cũng là điều mà cha mẹ cần tìm hiểu kỹ. Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Dưới đây là các loại thuốc hay được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ gồm có:

  • Thuốc kháng acid: Là nhóm thuốc có những hợp chất có tính base, nhằm trung hòa acid trong dịch vị củ. Dùng để giảm bớt các triệu chứng tăng acid dạ dày, hạn chế viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản...
  • Thuốc kháng sinh chống tiêu chảy: Các loại thuốc kháng sinh đường ruột chống tiêu chảy được dùng bổ sung để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp. Tuy nhiên điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất trong việc điều trị trong các trường hợp mắc tiêu chảy cấp chính không phải là việc điều trị triệu chứng bằng kháng sinh để cầm lại việc đi tiêu mà là bù nước và chất điện giải bị thiếu trong cơ thể người bệnh.
  • Thuốc chống nôn: Thuốc chống nôn cũng là giải đáp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường ruột với tác dụng dự phòng và điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn trong các bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hóa... Cần lựa chọn thuốc chống nôn một cách phù hợp theo từng nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn, buồn nôn ở người bệnh là trẻ em.
  • Thuốc chống viêm đường tiêu hóa: Nhóm thuốc kháng sinh đường ruột chống viêm loét là nhóm thuốc không thể thiếu trong điều trị. Nhóm thuốc này thường được chỉ định để điều trị các bệnh về viêm loét đường tiêu hóa, dạ dày. Một số ít loại thuốc trong nhóm này còn có tác dụng với bệnh khác có liên quan đến tăng acid dạ dày trong đó có bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Thuốc nhuận tràng: Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, thuốc nhuận tràng có tác dụng đẩy nhanh tiến độ đào thải phân và thường được dùng để điều trị chứng táo bón trong các bệnh về đường ruột. Thuốc có các loại với đặc điểm khác nhau cụ thể:
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Là các thuốc nằm trong nhóm thuốc trị nhiễm khuẩn đường ruột với tác dụng trực tiếp là tạo ra sự kích thích lên các đầu dây thần kinh tại niêm mạc ruột, từ đó làm tăng khả năng di động phân tại ruột.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc này làm tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, từ đó kéo nước vào trong ruột.
  • Các thuốc làm mềm phân: Tạo điều kiện cho nước thấm vào phân, thông qua việc làm giảm sức căng mặt ngoài.
  • Thuốc tăng nhu động ruột: cơ trơn của dạ dày ruột có nhu động được điều khiển bởi hệ thần kinh tự động. Các thuốc làm tăng nhu động ruột tác dụng trên một số điểm thần kinh và làm tăng nhu động ruột tại đó.

Tất cả các loại thuốc trên là thuốc điều trị bệnh do đó cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sỹ trước khi sử dụng, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc cho trẻ uống.

Với bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ, phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh. Để phòng bệnh cho trẻ, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc; bảo quản thức ăn cẩn thận để tránh bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín. Vật nuôi trong nhà bị ốm vì bất cứ nguyên nhân gì cũng không cho trẻ ôm ấp, gần gũi chúng. Thực hiện nghiêm nguyên tắc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng tiệt khuẩn. Nếu không may bị nhiễm bệnh, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Không nên tự ý tìm hiểu việc trẻ bị nhiễm khuẩn uống thuốc gì, rồi mua về điều trị cho con. Thuốc điều trị chỉ được dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.

Xem thêm:

  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào?
  • Mẹ cần biết: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em