Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh gì? Chăm sóc bé khi mắc bệnh như thế nào là đúng cách
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là căn bệnh tương đối phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên do có những triệu chứng giống nhau nên nhiều bậc phụ huynh thường lầm tưởng đó là bệnh tiêu chảy dẫn tới việc xử lý chưa đúng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thắc mắc của cha mẹ như trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh gì và chăm sóc bé khi bị nhiễm khuẩn đường ruột mắc bệnh như thế nào là đúng cách để mọi người cùng tham khảo.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh gì? Chăm sóc bé khi mắc bệnh như thế nào là đúng cách
1. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh gì?
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường mắc phải ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh do cấu tạo của thành ruột còn quá mỏng và non yếu, cộng với hệ miễn dịch bị suy yếu là cho virus tấn công gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp thì bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn tới viêm loét ruột.
Một số tác nhân dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn đường ruột:
- Do nguồn nước, nguồn thực phẩm có chứa nhiều mầm bệnh, không đảm bảo an toàn. Trong quá trình chế biến thức ăn không tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh làm cho thức ăn bị nhiễm bẩn.
- Do thói quen vệ sinh kém: Chưa hình thành được thói quen rửa tay chân hằng ngày cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Trẻ có thể mắc phải nhiễm trùng đường ruột do thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi, gia cầm đang chứa những ổ vi khuẩn và gây nên bệnh tiêu hóa cho trẻ.
2. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Thời kỳ truyền bệnh sẽ kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thông thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa xảy ra với mức độ cấp tính có các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh diễn ra từ 2 – 5 ngày, đôi khi có trường hợp từ 1 – 10 ngày tuỳ vào từng người. Khi nhiễm khuẩn, trẻ đi đại tiện ở dạng phân lỏng, có thể lẫn với chất nhầy và có thể có bạch cầu. Đối với trẻ không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.
3. Chăm sóc bé khi bị nhiễm khuẩn đường ruột như thế nào là đúng cách?
Nếu trẻ nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ:
- Ở mức độ này bố mẹ có thể thực hiện điều trị và chăm sóc trẻ ngay tại nhà, thông thường sau 1 – 2 ngày là dứt.
- Khi đi đại tiện nhiều sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, thực hiện bù nước bằng cách cho trẻ uống nước nhiều, với trẻ sơ sinh thì phải được bú sữa đúng cữ.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây có kali như chuối, cam, nước dừa tươi... Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa thể ăn những trái cây này.
- Giai đoạn này ruột còn yếu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày.
- Nên nấu thức ăn mềm cho trẻ dễ tiêu hóa
- Có thể dùng kèm theo dung dịch oresol
- Có thể cho trẻ dùng một số loại đồ uống như: gừng, rượu dấm táo, húng quế...sẽ có tác dụng làm dịu dạ dày, chống nhiễm trùng.
Nếu nhiễm khuẩn ở mức độ nặng: Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như: tiêu chảy kèm theo sốt cao không hạ, phân có lẫn chất nhầy, máu, nước tiểu có màu đục, trẻ không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít, trẻ lừ đừ, bỏ ăn, bỏ bú, nôn mửa... thì phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng sinh hay giảm đau ở ngoài về uống vì có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa đang yếu của trẻ.
Chế độ ăn uống khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột:
- Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu.
- Cho ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau để kích thích và khôi phục lại vị giác cho trẻ.
- Ăn nhiều rau xanh và các thức ăn làm từ đậu để tăng nhu động ruột.
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất trong quá trình tiêu chảy.
- Đối với trẻ còn bú, nên cho trẻ bú theo nhu cầu.
- Hạn chế những thức ăn thô cứng dẫn đến khó tiêu. Thực hiện ăn chín uống sôi. Giữ gìn vệ sinh môi trường và cơ thể sạch sẽ.
4. Cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột
- Thực hiện giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các vật dụng đồ chơi xung quanh trẻ cũng cần được làm vệ sinh thường xuyên.
- Vệ sinh tay chân cho trẻ sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng
- Chế biến thực phẩm an toàn, thực hiện ăn chín uống sôi. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cần được chế biến kỹ và đảm bảo nấu chín. Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, khoai tây, thịt lợn nạc nên chế biến mềm cho trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Xem thêm:
- Liệt kê những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng
- Khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo?
- Tại sao nên cho trẻ tập chạy xe đạp?